Dòng sự kiện:

10 loại hoa chơi ngày Tết gây hại cho mẹ bầu

17:06 22/01/2016
Có những loại hoa đặt trong nhà ngày Tết cực kì đẹp nhưng lại tiềm ẩn nhiều chất độc hại gây nguy hiểm cho mẹ bầu.

 

 

 

 [mecloud]NmMy4kBmEA[/mecloud]

10. Quế chi và Trúc đào: Sự kết hợp dễ gây sảy thai


Hoa trúc đào.

Lá, vỏ, hoa và hạt của cây trúc đào có chứa một loại kịch độc, làm hưng phấn tử cung. Nếu tiếp xúc, thai phụ sẽ bị trúng độc, sinh ra tình trạng ngủ li bì, trí lực giảm. Nếu ăn phải sẽ gây ra hoa mắt, tức ngực, có thể dẫn đến sự co thắt tử cung nhanh và mạnh hơn, ảnh hưởng không tốt đến mẹ và bé.

Hoa quế chi.

Quế chi thuộc loại thảo dược thông mạch, giải cảm. Tuy không bị liệt vào thảo dược cấm dùng cho thai phụ, nhưng nếu là người bị nhiệt khá cao, máu nóng, âm suy hỏa vượng thì không được dùng. Nếu bà bầu muốn dùng phải theo chỉ định của bác sĩ.

Ngoài ra Quế chi tác dụng chung với trúc đào thì nguy cơ sẩy thai càng rõ rệt hơn.

9. Hoa thủy tiên: Gây ngộ độc

Hoa thủy tiên là loài hoa rất quen thuộc, thường được trồng để trang trí nhà cửa trong những ngày lễ Tết. Hoa thuỷ tiên có củ như hành tây, lá giống lá tỏi nhưng mảnh hơn xếp hai bên. Hoa có 6 cánh, ở giữa chân của nhị đực phình to xếp sát vào nhau thành “chảu” hình chén, màu ngọc - lục nhạt.

Giống thuỷ tiên có cánh màu trắng gọi là “ngọc chảu ngân đài”. Giống thuỷ tiên có cánh màu vàng gọi là “ngọc chảu kim đài”. Tuy nhiên, những bông hoa này lại chứa nhiều độc tính nếu chẳng may mẹ bầu ăn phải với số lượng lớn. Đã có nhiều người lầm tưởng chúng với củ hành. Một số triệu chứng có thể gây hại cho mẹ bầu như: chóng mặt, nôn mửa, co giật và tiêu chảy.

8. Trạng Nguyên: Gây rối loạn thần kinh

Trạng nguyên (tên gọi khác là Nhất phẩm hồng) cũng thường được trưng bày trong dịp lễ Tết. Mùa ra hoa từ tháng 12 kéo dài cho đến tháng 2 năm sau, nở rộ nhất vào dịp Noel, tết Nguyên đán, vì vậy hoa này rất thích hợp để trang trí cho bầu không khí vui tươi.

Tuy nhiên bên cạnh vẻ đẹp, thì đây là loài hoa toàn thân đều có độc, nhất là trong chất nhựa chảy ra từ cuống lá. Nếu da thai phụ tiếp xúc với cây Trạng nguyên có thể gây ra tình trạng sung đỏ, nóng và ngứa ngáy khó chịu. Nếu không cẩn thận nuốt phải, nhẹ thì dẫn đến phản ứng của dạ dày và đường ruột, nặng thậm chí dẫn đến trúng độc mà tử vong. Thế nên bà bầu đừng bị mê hoặc bởi vẻ đẹp của loài hoa này mà lại gần thưởng thức nhé.

7. Cẩm tú cầu: Gây co giật


Cẩm tú cầu rực rỡ và cao ngạo với những sắc màu xanh, tím biếc khó lẫn vào đâu được. Thế nhưng loại hoa này có chứa độc, đặc biệt là phần thân và củ rất nhiều. Nếu vô tình ăn phải bất kỳ bộ phận nào của loài hoa này, mẹ bầu có thể bị đau bụng, nếu nặng hơn có thể gây đến hôn mê, co giật hoặc tử vong. Còn phấn của loại hoa này có thể gây dị ứng, ngứa ngáy khi tiếp xúc.

6. Vạn niên thanh: tổn thương dây thanh


Lá của vạn niên thanh ban đầu có màu xanh lục, rồi dần biến thành màu đỏ tươi tắn, thích hợp để điểm xuyết cho phòng khách, phòng sách hay bệ cửa sổ, và có khả năng làm sạch không khí, nên được nhiều người ưa dùng.

Song chất dịch trong lá và hoa của vạn niên thanh lại có độc. Thai phụ ăn phải sẽ dẫn đến khoang miệng, thực quản, dạ dày bị sung đau, thậm chí làm tổn thương dây thanh, khiến mất khả năng nói và ảnh hưởng không nhỏ tới thai nhi.

5. Linh lan trắng (Lan chuông): Gây co giật


Bông hoa nhỏ nhắn này có thể khiến mẹ bầu bị tiêu chảy hay lên cơn co giật.​

Những bông hoa trắng tinh khiết và thơ ngây này lại là những bình chứa độc bất ngờ đấy. Độc ở trên bông hoa nhỏ nhắn này có thể khiến cho mẹ bầu cảm thấy chóng mặt, đau cơ hay đau bụng, Thậm chí có thể gây tiêu chảy, loạn nhịp tim hoặc lên cơn co giật.

4. Bách hợp: Gây sảy thai và dị ứng


Đặc điểm của loài này là thanh nhã, thơm dịu. Nhưng trong hương thơm ấy lại chứa một loại chất gây hưng phấn đặc biệt, có thể kích thích thần kinh thai phụ, gây ra đau đầu, tức ngực, buồn nôn và ảnh hưởng đến sự thèm ăn. Nghiêm trọng hơn nó còn khiến thai nhi không ổn định, thậm chí gây sẩy thai. Ngoài ra trong phấn hoa bách hợp chứa một số thành phần hóa học, nếu rơi lên da hay hít vào có thể dẫn đến dị ứng.

3. Dạ lý: Ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát dục của thai nhi


Dạ lý có mùi hương rất nồng, nhất là vào ban đêm hay những ngày âm u, mưa gió. Tuy nhiên trong hương thơm của nó có chất gây hại. Ban đêm, khi dùng tác dụng quang hợp, nó sẽ thải ra một lượng lớn khí thải, có thể khiến thai phụ hoặc người cao huyết áp, người bệnh tim cảm thấy bứt rứt, khó chịu, gây bất lợi cho sức khỏe.

Nếu đặt dạ lý lâu ngày trong phòng có thể khiến bà bầu bị chóng mặt, ho, thậm chí là khó thở, mất ngủ, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của thai nhi. Vì vậy tốt nhất thai phụ không nên trồng loại hoa này. Nếu gặp phải bên ngoài cũng cần tránh xa, nhất là trong ba tháng đầu thai kỳ.

3. Tulip: Ảnh hưởng sự phát dục của thai nhi


Loài quốc hoa của Hà Lan rất đa dạng về chủng loại, màu sắc và được ưa chuộng khắp nơi trên thế giới. Song trong những đóa hoa rực rỡ hấp dẫn này có chứa độc chất khiến thai phụ dễ bị chóng mặt, không những gây hại cho sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng đến sự phát dục của thai nhi.

2. Đinh hương: Gây chóng mặt và ho


Đinh hương có hương thơm, trồng nhiều nhất là màu trắng và tím. Tuy có giá trị thưởng thức, nhưng nó cũng tồn tại nguy hiểm, nhất là đối với bà bầu. Ban đêm loài hoa này thải ra rất nhiều CO2 khiến thai phụ chóng mặt, ho và mất ngủ.

1. Loa kèn: Gây ảo giác


Nôn mửa và bỏng rát niêm mạc đường ruột là những tác động xấu mà lá và củ của loài hoa xinh đẹp này gây ra nếu bạn nuốt nhầm chúng vào bụng. Ngoài ra, loài hoa này còn có thể gây ra ảo giác, mê sảng hay mất thần trí và tử vong.

Nếu nghi ngờ hoặc phát hiện ngộ độc các loại hoa trên cần xử trí như sau:

- Ăn nhầm lá hay thân, hoa thì phải lấy ngay các vật còn sót lại trong miệng nạn nhân, cần gây nôn bằng cách cho uống bằng cách: uống nước muối (2 thìa canh muối pha với 1 cốc nước ấm) nếu chưa nôn dùng lông gà rửa sạch ngoáy họng. Chú ý: Không để trẻ nằm ngửa và nôn vì như vậy có thể gây sặc lên mũi, xuống phổi và rất dễ dẫn đến tử vong. Trong quá trình gây nôn, phải luôn phải khăn để lau chùi miệng trẻ cho sạch.

- Nếu bị ngộ độc trên da: rửa da bằng nước sạch ở nơi bị nhiễm độc ít nhất 15 phút, không nên bôi kem lên những vùng bị nhiễm độc.

Lưu ý: Đối với tất cả các trường hợp ngộ độc đều phải được đưa ngay tới cơ sở y tế để được bác sĩ đưa ra phác đồ cấp cứu điều trị, phù hợp, kịp thời. Cần mang theo chất nôn để xác định độc tính.

Chi Chi (tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Video được xem nhiều nhất: 

[mecloud]watXCPACiq[/mecloud]