Dòng sự kiện:

10 phương pháp răn đe con trẻ tác dụng hơn đòn roi gấp nhiều lần

Theo Webmd/Dân Việt
14:05 16/12/2018
Trong các biện pháp giáo dục con trẻ tiên tiến trên thế giới, đòn roi bị coi là một biện pháp giáo dục phản khoa học, nó có thể gây ra những hành vi chống đối, khiến trẻ bị tổn thương về mặt thể xác và tinh thần, thậm chí có thể mang lại cái nhìn sai về bạo lực.

1. Tăng cường khích lệ, khen ngợi, ủng hộ khi con có những hành vi tích cực. Điều này khiến trẻ luôn muốn tiếp tục có những hành động tốt thay cho những hành vi sai trái.

2. Tạo môi trường khiến con ít mắc phải lỗi, như cất giấu hết đồ dễ vỡ, để đồ trang điểm, những thứ có thể gây nguy hiểm lên cao hơn tầm với của trẻ.  Hãy cẩn thận khi sử dụng xong phòng bếp.

3. Luôn mang theo đồ chơi và đồ ăn nhẹ nếu bạn đưa con nhỏ ra ngoài. Trẻ thường dễ cáu kỉnh khi bị đói hoặc cảm thấy buồn chán. Việc ngăn chặn hành vi xấu xuất hiện tốt hơn là cố gắng để đối phó với nó.

4. Tạo ra các quy tắc và phải mang tính nhất quán. Ví dụ bạn yêu cầu con rửa tay trước khi ăn, đánh răng trước khi ngủ, dọn đồ khi chơi xong... thì phải thường xuyên nhắc nhở con làm đúng những phần việc này ở mọi nơi.

5. Nhấn mạnh cho con biết hành vi xấu sẽ đi kèm với hậu quả, những hình phạt như không được ăn món ưa thích trong bữa tối, không được xem bộ phim hoạt hình hay nghe truyện trước khi ngủ...

6. Phớt lờ hành vi xấu của trẻ cũng là một lựa chọn để thay thế đòn roi. Hiệu quả từ sự phớt lờ này khá tốt, đặc biệt là với các bé trai luôn khao khát sự chú ý.

7. Nếu con quá nghịch ngợm, không nghe lời, có thể sử dụng một số hình phạt hữu ích đã từng khiến trẻ cảm thấy phải tuân thủ theo nguyên tắc. Nên tạo ra các giới hạn để trẻ quen với kỷ luật. Hình phạt chỉ kết thúc khi con biết nhận ra lỗi lầm và có lời xin lỗi.

8. Mặc dù con mắc lỗi, nhưng ngoài áp dụng những hình thức kỷ luật để răn dạy, không nên sử dụng những biện pháp tiêu cực. Hãy coi đây là một khoảnh khắc giảng dạy để thúc đẩy hành vi tốt của trẻ. Sau tất cả nên giành một cái ôm để trẻ cảm thấy vẫn nhận được tình yêu từ bạn. 

9. Hãy kiểm soát cảm xúc. Khi con mắc lỗi nghiêm trọng, hãy cố gắng kiểm soát cảm xúc của bạn. Bình tình để giải quyết dựa trên góc nhìn của trẻ. Hãy sử dụng một "trí tuệ cảm thông" để giải quyết một cách bình tĩnh, rõ ràng, và hiểu biết.

10. Khi đang phạt con, hãy nhìn thẳng vào mắt trẻ, thẳng thắn và rõ ràng để con biết bạn không hài lòng về điều gì, nhấn mạnh bạn muốn trẻ nên làm như thế nào. Nếu vẫn không sửa sai, hãy giải thích hậu quả và kiên quyết thực hiện một cách nhất quán kỷ luật mà trẻ phải nhận.

Nguồn: Gia đình Việt Nam