10 thực phẩm tuyệt đối không ăn khi còn sống hoặc tái
Tất cả những thực phẩm này đều rất tốt cho sức khỏe và là những món ăn ngon, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, nếu không biết cách chế biến thì lại trở thành lợi bất cập hại.
Các thực phẩm như cá, thịt gà, thịt lợn , trứng, rau mầm họ đậu, cà chua xanh, cà tím, đậu đỏ,... là những thực phẩ tuyệt đối không nên ăn khi chúng còn tái, sống vì sẽ gây hại cho sức khỏe gia đình bạn.
Dưới đây là chi tiết 10 thực phẩm tuyệt đối không ăn khi còn sống hoặc tái để bạn hiểu rõ nguyên nhân vì sao:
Thịt gà
Thông thường, thịt gà hay bất cứ loại gia cầm nào khác đều được bán ra ở dạng đã sơ chế cơ bản (bỏ lông, bỏ nội tạng). "Quãng đường đi" của thịt gà từ các nông trại tới khu chế biến và siêu thị là cả một quá trình rất dài và thịt gà sơ chế có thể đã kịp thu nhận không ít vi khuẩn cũng như những chất biển khác có thể đưa bạn tới viện nếu chế biến không kỹ.
Vì vậy, hãy đảm bảo bạn đã nấu chín thịt gà ở nhiệt độ ít nhất là 165 độ C. Tuy nhiên, bạn lại không cần thiết phải rửa sạch thịt gà trước khi chế biến bởi hầu hết các vi khuẩn được tìm thấy trên thịt gà đều sẽ bị tiêu diệt trong quá trình nấu ăn.
Sắn (khoai mì)
Khi ăn sống, sắn giải phóng linamarase enzym, dễ chuyển đổi thành độc tố xyanua có hại cho cơ thể. Bộ phận chứa nhiều độc tố nhất của cây sắn nằm ở lá, dùng để ngăn chặn các loại côn trùng hay động vật tấn công nhưng một phần độc tố cũng nằm dưới lớp vỏ sắn. Vì vậy, sắn cần được bỏ vỏ, ngâm nước, rửa sạch và nấu chín càng nhanh càng tốt sau khi thu hoạch.
Trứng
Trong trứng gà có thể chứa một số vi khuẩn do để lâu hoặc là trứng của gà ốm. Nếu ăn trứng gà sống, người bệnh sẽ bị tiêu chảy, buồn nôn.
Hơn thế, chất kháng sinh tơripxin trong trứng gà nếu ăn sống sẽ kết hợp với các chất sinh vật tố trong cơ thể tạo thành một hỗn hợp khó tan khiến thành ruột khó hấp thụ được các chất dinh dưỡng khác. Chất kháng sinh này chỉ được tiêu huỷ khi được nấu chín.
Rau mầm họ đậu
Rau mầm họ đậu tốt cho sức khỏe vì giàu dưỡng chất, vitamin thúc đẩy quá trình phát triển và chống lão hóa.
Tuy nhiên một số loại đậu như đậu ván, đậu mèo, đậu kiếm, đậu trứng chim... cũng có hàm lượng lớn glucozid sinh a-xít cyanhydric giống như trong măng và sắn có thể gây ngộ độc.
Cà chua xanh
Theo các chuyên gia y tế Mỹ, trong quả cà chua xanh có chứa chất độc solanine, sau khi ăn có thể xuất hiện các triệu chứng ngộ độc như chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa… Tốt nhất là bạn nên lựa chọn, chế biến và ăn cà chua chín đỏ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Thịt lợn
Thịt lợn không cần nấu tới mức chín quá kỹ, nhưng việc ăn thịt sống hay tái đều không được ủng hộ. Thịt chưa đạt tới nhiệt lượng thích hợp vẫn có khả năng chứa các mầm bệnh như giun sán ký sinh...
Khi ăn thịt sống hoặc tái, kí sinh trùng có thể bị truyền vào cơ thể người. Ngoài những bệnh do ký sinh trùng, ăn thịt tái còn dễ gây các nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm độc cấp tính thường gặp nhất là thương hàn, dịch tả...
Đậu đỏ
Trước khi chế biến món ăn từ đầu đỏ, bạn cần phải ngâm chúng nhiều giờ rồi mới nấu ăn. Bởi lẽ, đậu đỏ sống chứa nhiều lectin, một chất độc có thể gây ra đau bụng, buồn nôn, nôn mửa.
Cà tím
Cà tím chứa hợp chất có tên solaine. Các triệu chứng của nhiễm độc solanine bao gồm nôn mửa, chóng mặt, tiêu chảy. Do vậy, bạn tuyệt đối không bao giờ ăn cà tím sống.
Cá sống
Rất nhiều người có sở thích ăn cá sống cho món sushi. Tuy nhiên, gỏi sống bao gồm cả gỏi cá là một trong những món ăn có chứa kí sinh trùng ceviche. Những người bị nhiễm kí sinh trùng này sẽ dễ bị nhiễm sán dây trong ruột.
Hạt dẻ sống
Hạt dẻ sống hoặc chưa được nấu chín có thể chứa sán và khi sán xâm nhập vào hệ tiêu hóa sẽ gây viêm loét đường ruột, tiêu chảy hoặc sưng phù mặt.
Khánh Ngọc (Tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua