10 việc nên và không nên trong quá trình hóa trị
Dưới đây là 10 việc nên và không nên làm trong quá trình hóa trị mà Tiến sĩ Meghal Shangvi - bác sĩ phẫu thuật tại Bệnh viện Wockhardt, Mumbai cho biết:
1. Duy trì tiêu chuẩn cao về vệ sinh
Khi các hóa chất “giết chết” các tế bào bị bệnh chúng cũng loại bỏ cả các tế bào khỏe mạnh như hồng cầu và bạch cầu, làm cho khả năng miễn dịch của bạn yếu đi. Điều này làm cho bạn dễ bị nhiễm trùng và bệnh tật. Vì vậy, giữ vệ sinh tốt, cho dù đó là sức khỏe cá nhân của bạn hay thói quen ăn uống của bạn.
Dưới đây là một vài lời khuyên về việc đảm bảo vệ sinh bạn cần lưu ý:
- Tránh ăn thức ăn ôi thiu, thực phẩm đã để tủ lạnh nhiều hơn 5 giờ.
- Tránh ăn các loại rau, thịt chưa nấu chín hoặc sống vì vi khuẩn trong đó có thể làm cho bạn bị bệnh.
- Luôn luôn rửa sạch và gọt vỏ các loại rau, củ.
- Ăn thực phẩm tươi.
- Rửa tay bằng xà bông nhẹ với nước trước và sau mỗi bữa ăn.
- Khi tắm chú ý những phần có quá nhiều mồ hôi như nách, nếp gấp của da và các vùng nhạy cảm.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm nhẹ để điều trị da khô ở những bệnh nhân hóa trị liệu để tránh phát ban và ngứa của da.
- Chú ý tay của bạn trước khi bạn chạm vào các khu vực của phẫu thuật.
2. Tránh những nơi đông đúc
Không phải là bạn không được tiếp xúc với mọi người trong khi hóa trị liệu, nhưng bạn cần biết rằng đây không phải là lúc tốt nhất với tình trạng sức khỏe của bạn.
Đi đến những nơi đông đúc như trung tâm mua sắm, rạp chiếu phim hoặc thậm chí nhà hàng xóm bên cạnh có thể làm tăng nguy cơ bạn bị nhiễm trùng. Thay vào đó, đi đến công viên hoặc các khu vực thoáng mát, đi dạo để hít được nhiều oxy, có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn và tăng cường khả năng miễn dịch của bạn. Cần tránh những nơi bị ô nhiễm cao.
3. Không dùng chung đồ dùng cá nhân với người nhà
Ung thư không lây nhiễm nhưng cần tránh dùng chung đồ dùng của bạn và các vật dụng cá nhân khác như khăn, khăn ăn… với gia đình. Bởi khi dùng chung sẽ rất có thể những chất hóa học trong quá trình trị liệu hay một số bệnh nhiễm trùng có thẩy lây lan sang với thành viên trong nhà.
4. Tìm chất chống oxy hóa từ nguồn thiên nhiên
Phản ứng miễn dịch của cơ thể là thấp, vì thế điều quan trọng là bạn phải bổ sung các loại thực phẩm có chất chống oxy hóa để có được khỏe mạnh. Ăn trái cây, nước trái cây, các loại thảo mộc như gừng, tỏi và nha đam để làm giảm viêm và cũng giúp cơ thể của bạn đáp ứng tốt hơn các loại thuốc.
Bên cạnh đó, các loại quả mọng và các loại trà thảo dược cũng rất tốt. Tuy nhiên, bạn cũng cần có những cuộc trao đổi cẩn thận, chi tiết với một chuyên gia dinh dưỡng về các loại thực phẩm bạn nên ăn để tốt cho sức khỏe.
5. Dùng thuốc đúng giờ
Một trong những nỗi lo lớn nhất của hóa trị là các tác dụng phụ mà người ta phải đối mặt. Tuy nhiên, thuốc luôn được quy định uống đúng giờ để hạn chế được các tác dụng phụ. Ngưng thuốc giữa chừng sẽ là một sai lầm lớn. Vì vậy, ngay cả khi bạn cảm thấy buồn nôn trong khi bạn chưa hoàn thành các liều lượng nhất định cho các ngày thì không tùy tiện ngừng thuốc đột ngột mà nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ.
6. Vận động nhẹ nhàng
Chắc chắn bạn không có đủ sức lực và sức chịu đựng để chạy bộ hoặc tập thể dục, nhưng bạn cần vận động nhẹ nhàng để thúc đẩy lưu thông máu và giúp cơ thể bạn lấy lại sức sống. Thậm chí dạo một vòng quanh nhà cũng sẽ khiến bạn cảm thấy thoải mái hơn.
7. Chú ý các dấu hiệu nhiễm trùng
Ngoài sốt, có thể có một số dấu hiệu cho thấy bạn đang bị nhiễm trùng như lạnh và ho, tê cứng ở cổ, đau họng, nghẹt mũi, đau nhức và đỏ ở khu vực phẫu thuật của bạn, tiêu chảy, nôn mửa, đau bụng, đi tiểu nhiều, đau khi đi tiểu… Trong mọi trường hợp ở quá trình hóa trị liệu, bạn không bao giờ được bỏ qua bất kỳ triệu chứng bất thường nào khi bạn đang phải đối mặt mà cần báo cáo với bác sĩ của bạn.
8. Nói chuyện với bác sĩ thường xuyên
Đây là điều cần thiết mà người chăm sóc bạn cần làm để có thể hỏi han, chia sẻ tình hình với bác sĩ về bệnh tình của bạn. Tuy nhiên, nếu bạn trực tiếp nói chuyện với bác sĩ sẽ dễ dàng hơn trong quá trình điều trị. Nếu bạn không thể nói về vấn đề của mình ngay lập tức, hãy ghi chú và mang nó theo đến phòng khám của bác sĩ trong cuộc hẹn với bạn.
9. Gặp chuyên gia tâm lý
Có thể đây cũng sẽ là thời điểm bạn bị thay đổi tâm trạng, thậm chí là bị trầm cảm. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy mình trở nên yếu đuối, dễ bị kích động hay khó chịu bất thường thì hãy tìm kiếm sự giúp đỡ của một nhân viên tư vấn hay một chuyên gia tâm lý để ổn định tình trạng của mình.
10. Duy trì một thái độ tích cực
Đây là thời điểm không mấy thoải mái của bạn nhưng bạn cần biết rằng khi cảm thấy chán nản hay tiêu cực thì cũng khiến mọi việc không tốt lên được. Và hãy nhớ rằng, những người xung quanh bạn và những người thân yêu của bạn đang không ngừng cố gắng, động viên và ở bên để giúp bạn vượt qua giai đoạn này. Vì vậy, bạn đừng từ bỏ hy vọng.
Minh Châu (Theo The Healthsite)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Video hot: [mecloud]watXCPACiq[/mecloud]
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua