Dòng sự kiện:

11 dấu hiệu cảnh báo cần đi khám ung thư máu

20:52 09/12/2015
Bệnh ung thư máu có biểu hiện giống như các bệnh thông thường nên mọi người thường không để ý, dễ dàng bỏ qua.

 

 

 

 [mecloud]o1kQf3lhzm[/mecloud]

Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai Giáo sư Mai Trọng Khoa: "Số mắc bệnh ung thư tại nước ta đang ngày càng gia tăng, tử vong cũng tăng. Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ bệnh nhân ung thư tử vong cao nhất thế giới”.

Theo số liệu thông kê của Dự án phòng chống ung thư quốc gia, mỗi năm, nước ta có thêm 200.000 ca mắc ung thư mới, 80% số ca phát hiện ra bệnh khi đã ở giai đoạn muộn, 1/3 số ca mắc bệnh bị tử vong.

 

Nguyên nhân khiến cho tỷ lệ bệnh nhân tử vong vì bệnh ung thư ở nước ta là do việc tầm soát bệnh không được làm tốt và bệnh thường được phát hiện ra khi đã quá muộn, việc chữa trị không còn có nhiều ý nghĩa cải thiện tình trạng bệnh.

Vì thế, bạn cần phát hiện sớm bệnh thông qua những dấu hiệu sau để kịp thời chữa trị:

1. Khó thở bất thường

Khò khè, ho kéo dài là hiện tượng rất thường gặp ở nhiều triệu chứng bệnh như cảm cúm kéo dài, ho hen, các chứng bệnh về phổi…

Tuy nhiên, nó cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo ung thư máu mà hầu hết chúng ta đều nhầm lẫn và bỏ qua.

Sở dĩ đây là một dấu hiệu của ung thư máu vì khi các tế bào ung thư phát triển quanh tuyến ức nó có thể khiến bạn khó thở và ho.

Do đó, khi có hiện tượng này kéo dài mà không có sự liên quan đến các bệnh đường hô hấp bạn cần gặp bác sĩ sớm để kiểm tra, xét nghiệm làm rõ nguyên nhân.

2. Sưng hạch bạch huyết

Hạch bạch huyết là những cấu trúc hình hạt đậu nhỏ giúp lọc máu. Khi mắc bệnh, tế bào ung thư có thể tích tụ trong các hạch bạch huyết. Từ đó dẫn tới các hạch bạch huyết dưới cánh tay, ở bẹn, ngực và cổ có thể sưng lên.

3. Dễ bị bầm tím và lâu khỏi

Đây là một dấu hiệu khá rõ ràng và thường gặp nhất về ung thư máu. Nếu thấy cơ thể thường xuyên bị bầm tím khi bạn không có bất cứ những va chạm nào thì hãy coi chừng bệnh ung thư máu.

Khi các tế bào bạch cầu có sự thay đổi bất thường chúng sẽ khiến tiểu cầu bị ứ đọng dễ xảy ra bầm tím hoặc có thể ngược lại.

4. Mệt mỏi

Ngay cả khi bạn nghỉ ngơi, không phải lao động nặng nhọc gì cũng luôn cảm thấy mệt mỏi bởi các tế bào ung thư phát triển bao trùm làm giảm hệ miễn dịch và khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải.

5. Chảy máu cam

Cũng như hiện tượng bầm tím, chảy máu cam là dấu hiệu khá thường gặp ở người ung thư máu. Khi bệnh phát triển đến mức độ nào đó sẽ khiến bạn bị chảy máu cam do lượng tiểu cầu mất đi.

Không thể chủ quan với tình trạng này, khi có hiện tượng chảy máu cam thường xuyên, kéo dài bạn cần đến gặp bác sĩ để sớm phát hiện bệnh.

Xem thêm: Làm thế nào để giúp thai nhi tự tháo tràng hoa quấn cổ?

6. Đau bụng, sụt cân không rõ lý do

Đau bụng thường xuyên là hậu quả của việc các tế bào ung thư tích tụ trong các bộ phận nội tạng. Kèm theo đó là hiện tượng sụt cân nhanh chóng không rõ nguyên nhân. Cần tới bác sĩ ngay khi có triệu chứng này.

Nhiễm trùng thường xuyên: Ung thư máu làm suy giảm chức năng của các tế bào bạch cầu vốn giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Hậu quả là các bệnh nhân bị nhiễm trùng thường xuyên do vi khuẩn, virus hoặc nấm.

Bệnh thiếu máu: Các tế bào hồng cầu cung cấp oxy cho cơ thể qua máu, nhưng sự tăng sinh bất thường của các tế bào bạch cầu có thể cản trở quá trình này. Thiếu máu là một trong những biến chứng thường gặp nhất liên quan với bệnh ung thư máu.

7. Sốt cao thường xuyên

Khả năng miễn dịch của người mức ung thư máu bị giảm sút trầm trọng và do đó nó sẽ khiến bạn dễ bị các virus tấn công, rất dễ bị sốt cao. Đồng thời các vết thương trên cơ thể cũng rất khó lành, thời gian lành vết thương kéo dài.

8. Đau nhức xương

Các cơn đâu có thể kéo dài hay âm ỉ, tùy theo mức độ của bệnh, các vị trí có thể là đầu gối, lưng, cánh tay, chân,..xuất phát từ trong tủy do các tế bào hồng cầu bị phá hủy nghiêm trọng.

Tình trạng đau nhức xương thường bị hiểu nhầm là đo tay đổi thời tiết, vận động nhiều hay bị viêm khớp gây ra và thường được điều trị một cách mò mẫm.

Điều này vô cùng tai hại, vì nó có thể là dấu hiệu sớm của ung thư máu.

Do đó khi có dấu hiệu đau nhức xương bạn cần đến gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân bệnh tình, tránh trường hợp bị ung thư máu giai đoạn cuối mới phát hiện bệnh sẽ hạn chế về công tác điều trị bệnh.

9. Xuất hiện bất thường ở vùng ngực

Nếu trên vùng ngực của bạn xuất hiện những hiện tượng lạ như dùng da trở nên dày và đỏ hơn, bong vảy hoặc ngứa kéo dài, sưng lõm, sần sùi hay xuất hiện u cục thì bạn hãy cảnh giác với căn bệnh ung thư vú.

10. Nốt ruồi, mụn cơm trên da bỗng dưng thay đổi

Nếu như bạn gặp những hiện tượng khá bất thường như nốt ruồi, mụn cơm thay đổi về kích thước, màu sắc, hình dạng trở nên không cân đối và đường viền mép của chúng không rõ ràng thì nên đi khám để ngăn chặn nguy cơ u hắc tố - một loại ung thư da phổ biến.

11. Nuốt khó và khó tiêu

Nếu bạn thấy mình bỗng dưng gặp tình trạng nuốt khó và khó tiêu hóa thức ăn trong một thời gian dài mà không rõ lý do, hoặc bạn thường xuyên cảm thấy buồn nôn, nôn ra máu thì hãy cẩn thận với căn bệnh ung thư thực quản, dạ dày hoặc ung thư vòm họng.

Phòng ngừa ung thư máu như thế nào?


Xem thêm: Những lý do không nên thụ thai vào mùa đông

- Lối sống lành mạnh, ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý để tránh tình trạng phát sinh, tạo điều kiện cho các tế bào ung thư phát triển.

- Tăng cường các thực phẩm có tác dụng chống ung thư, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể như: Tỏi, cà chua, hành tây, cần tây, bông cải xanh, cà rốt,…

- Giảm thiểu việc sử dụng chất béo động vật, thay thế chất béo từ động vật bằng chất béo thực vật là tốt nhất.

- Tầm soát ung thư bằng cách khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt những gia đình đã có tiền sử ung thư.

Phương pháp điều trị

Ung thư máu chủ yếu được chữa trị bằng phương pháp thay tủy xương của người bệnh bằng tủy xương của một người hiến phù hợp. Những người thích hợp nhất là người có chung huyết thống với bệnh nhân. Sau khi thay thế phần tủy xương đã bị hư hỏng, nó sẽ kích thích sinh ra hồng cầu, kìm hãm sự gia tăng đột biến của bạch cầu. Tuy nhiên, khả năng thành công của việc chữa trị bệnh ung thư máu là rất thấp, chỉ khoảng 10%. Thậm chí, ngay cả khi được điều trị thành công, bệnh vẫn có khả năng tái phát cao.

Ngoài phương pháp cấy ghép tủy, còn một phương pháp điều trị khác là dùng hóa trị liệu. Cách này có triển vọng rất tốt cho bệnh nhân mắc ung thư máu. Đối với dòng Lympho còn có thể xạ trị màng não, ngăn ngừa tế bào phát triển lên não. Các bệnh nhân điều trị tốt và có sức đề kháng tốt, thích nghi với môi trường tốt, trong khoảng điều trị từ 3 – 5 năm có thể bình phục hoàn toàn.

Chi Chi (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Video được xem nhiều nhất: [mecloud]l4T2FQRjoD[/mecloud]