Dòng sự kiện:

11 vật dụng trong nhà không nên tái sử dụng khi “hết đát”

03:00 18/11/2015
Rất nhiều người có thói quen dùng những chiếc hộp nhựa “gia truyền” từ đời này sang đời khác mà không biết rằng đó chính là con đường ngắn nhất để truyền bệnh cho nhau.

 

 

 

 [mecloud]oP5nwjEsfv[/mecloud]

1. Đồ đựng bằng nhựa cũ

Hãy kiểm tra đống hộp đựng thức ăn của bạn và quẳng đi những thứ làm bằng nhựa cứng, trong, có đóng dấu số 7 hoặc “pc” (viết tắt của từ polycarbonate). Những loại đồ đựng này có thể chứa BPA.

Tuy các nhà sản xuất đã loại bỏ BPA ra khỏi những đồ đựng bằng nhựa polycarbonate mới, song những đồ dựng kiểu cũ có thể vẫn còn chất này. Việc sử dụng nhiều lần có thể khiến hóa chất thoát ra.

Cũng không được đun nóng bất kỳ loại đồ nhựa nào trong lò vi sóng vì hóa chất có thể thôi nhiễm ra ngoài. Theo các chuyên gia, nói chung thủy tinh vẫn an toàn hơn.

2. Giày thể thao đã mòn

Những đôi giày thể thao đã mòn có thể đặt bạn vào những nguy cơ chấn thương cao. Ngoài ra, chúng cũng chứa đầy mồ hôi, bụi đường và vi khuẩn, để trong nhà cũng không phải là một ý hay cho không khí trong lành.

3. Bàn chải đánh răng cũ


Sau 3 tháng, bàn chải đánh răng sẽ sờn và "hết hạn sử dụng", chúng sẽ không làm sạch răng và chống sâu răng kém hiệu quả. Do đó, cứ mỗi 3 tháng, bạn nên vứt chúng đi và sắm cho mình bàn chải đánh răng mới.

4. Lưới lọc không khí bị tắc và có mùi mốc

Nếu có máy lọc không khí trong nhà, thì bạn đã được một điểm cộng, vì nghiên cứu cho thấy chất lượng không khí trong nhà kém hơn ngoài trời từ 25 - 100 lần. Trên thực tế, một ngôi nhà rộng 45m2 có thể tích tụ khoảng 2kg bụi. Tuy nhiên đừng quên thay mới lưới lọc, bằng không bạn có thể đang nuôi vi khuẩn và nấm mốc trong nhà và thổi chúng vào không khí.

Bao lâu nên thay lưới lọc một lần tùy thuộc vào loại máy mà bạn sử dụng, vì thế nên kiểm tra hướng dẫn của nhà sản xuất cũng như làm theo trực giác. Một dấu hiệu cho thấy cần thay lưới lọc là khi ngửi thấy mùi mốc.

5. Quần áo không dùng tới

Có những món đồ thật ra chưa cũ và nhìn cũng được, tuy nhiên bạn chẳng bao giờ có dịp nào để mặc chúng cả. Vậy thì hãy kiên quyết ném chúng đi, vì có để thêm 10 năm nữa, bạn cũng chẳng thèm mặc chúng đâu.

Hãy giặt sạch, gấp lại rồi tặng cho các chương trình thiện nguyện. Chúng sẽ rất hữu ích với những người cần đến, còn bạn thì làm sạch được tủ đồ và ngôi nhà của mình, một công đôi chuyện.

6. Thức ăn thừa

Nhà có tủ lạnh nên hễ có thức ăn thừa là bạn tống chúng vào đó? Sau 3 ngày, chúng sẽ hỏng và sinh ra vi khuẩn Listeria, hàng triệu vi khuẩn có thể gây ra những điều đáng sợ như viêm màng não, sẩy thai, và thậm chí tử vong.

7. Mascara cũ

Những món trang điểm dạng lỏng, trong đó có mascara có thể chứa rất nhiêu vi trùng. Đó là lý do sau 2-3 tháng mở nắp, bạn nên bỏ chúng đi để bảo vệ mắt của mình.

8. Kính sát tròng dơ

Sử dụng kính sát tròng dơ là một trong những nguy cơ chính dẫn đến nhiễm trùng mắt. Các bác sĩ khuyến cáo bạn nên thay kính sát tròng mỗi 3 tháng và làm sạch, vệ sinh chúng mỗi ngày. Kính sát tròng dơ có thể dẫn đến nhiễm trùng mắt, loét giác mạc, thậm chí sau khi chữa khỏi nó vẫn để lại sẹo trong mắt, ảnh hưởng đến tầm nhìn của bạn.

9. Áo ngực mất dáng


Áo ngực cũ và mất dáng cần được thanh lý gấp. Mặc một chiếc áo ngực thoải mái sẽ giúp bạn đỡ đau lưng và chậm quá trình lão hóa của ngực.

10. Bọt biển

Trong nhà bếp nào cũng có ít nhất 1 miếng bọt biển, và chúng chứa đầy vi khuẩn, cũng là môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển.

11. Thớt nhựa

Khi trên thớt nhựa xuất hiện những đường rãnh nhỏ, các vi khuẩn sẽ bám vào đó để phát triển và rất khó để đánh bay chúng. Bạn nên chuyển sang sử dụng một số loại thớt gỗ có tính kháng khuẩn tự nhiên.

Chi Chi (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Video xem nhiều nhất: [mecloud]qim9NN5FZn[/mecloud]