12 điều cấm kỵ mẹ không được làm với trẻ sơ sinh kẻo con chậm lớn
Dưới đây là những điều mẹ chớ nên làm khi con còn trong giai đoạn trẻ sơ sinh:
Cho bé nằm gối
Các mẹ Việt là ví dụ điển hình hay cho con ngủ nằm gối vì nghĩ như thế bé mới ngủ ngon. Tuy nhiên nằm gối cũng tăng nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra nếu mẹ cho bé gối đầu quá cao sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển cột sống của bé. Tốt nhất mẹ nên cho bé nằm trên một tấm khăn xô, gấp lại khoảng 3-5 lần.
Cắt lông mi cho bé
Nhiều mẹ cho rằng, cắt lông mi thường xuyên sẽ làm lông mi của trẻ mọc dài và nhanh hơn, giúp trẻ có một đôi mắt đẹp nên không ngần ngại cắt ngay từ khi trẻ còn rất nhỏ. Tuy nhiên, việc cắt lông mi không giúp bé có đôi mắt đẹp với hàng lông mi mọc nhanh và dài hơn.
Lông mi có tác dụng bảo vệ mắt cho bé, ngăn chặn bụi bẩn và các dị vào rơi vào trong mắt. Một khi lông mi của bé không còn nữa, đôi mắt sẽ không được bảo vệ và dễ ràng sưng đỏ cũng như mắc các bệnh về mắt.
Cho bé ngủ nằm sấp
Không bao giờ được phép để bé ngủ nằm sấp hoặc nằm nghiêng nhằm giảm nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh. Nên cho bé nằm ngửa là tốt nhất.
Cho trẻ mặc luôn quần áo mới mua
Sau khi mua quần áo mới cho bé, không nên trực tiếp sử dụng ngay mà phải giặt bằng bột giặt trung tính và phơi khô. Nếu chọn mua quần áo bông, nên mua kích cỡ rộng hơn cơ thể bé để dù có bị co lại sau khi giặt trẻ vẫn mặc vừa.
Chú ý, khi mua quần áo cho bé phải xem nhãn mác. Thường quần áo cho trẻ dưới 3 tuổi phải là hàng đạt chuẩn loại A. Sau 3 tuổi có thể chọn loại B.
Dùng bột giặt thường giặt quần áo cho bé
C18H29NaO3S là thành phần chủ yếu trong bột giặt thông thường và rất độc nếu không giặt sạch sẽ. Đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Cho nên, khi giặt quần áo cho bé, nên chọn loại bột giặt phù hợp.
Cho trẻ ngủ giữa bố mẹ
Nếu đặt trẻ nằm ngủ giữa bố mẹ, sẽ khiến trẻ thiếu Oxy và thừa CO2, ngủ không ngon giấc, dễ gặp ác mộng và quấy giữa đêm, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Bên cạnh đó, từng có trường hợp, bố mẹ ngủ say, kẹp con ở giữa khiến bé chết ngạt. Do đó, phụ huynh cần chú ý, tốt nhất nên kê một chiếc giường nhỏ và cho trẻ ngủ bên ngoài.
Để bé khóc liên tục
Bé chưa biết nói, vì vậy bé khóc như một phương tiện giao tiếp với mọi người. Bé đang khó chịu, bé đói, bé tức giận, bé thấy nóng bức, bé thấy lạnh… tất cả bé chỉ biết biểu lộ qua tiếng khóc ré lên của mình thôi. Nếu mẹ để bé khóc liên tục và không thỏa mãn bé ngay, sẽ dẫn đến những chấn thương nặng nề về tâm lý cho bé.
Véo má, nhéo mặt trẻ
Trẻ nhỏ sở hữu da mặt mịn màng cùng đôi má phúng phính khiến ai cũng muốn véo. Tuy nhiên, tuyến nước bọt cũng như cơ quan tiết nước bọt của trẻ mới sinh chưa được tách rời, nên nếu nhéo má sẽ khiến trẻ chảy nước miếng, và gây ra bệnh viêm khoang miệng. Bên cạnh đó, véo má sẽ khiến phần thịt trên mặt trẻ dễ dàng chảy xệ.
Ngoài ra, nếu trẻ chảy nước miếng dù không ai véo má, thì nguyên nhân nhân có thể do trẻ chưa học được cách nuốt nước bọt hoặc sắp mọc răng, phụ huynh không cần quá lo lắng.
Đánh mạnh vào phần sau não, sau lưng trẻ
Phần sau não và xương sống của trẻ có chứa trung khu thần kinh và dây thần kinh tủy sống. nếu dùng lực đánh vào sau não và sau lưng trẻ sẽ gây ra các chấn động mạnh, tổn hại đến trung khu thần kinh.
Do đó, dù muốn vuốt lưng cho con khi uống sữa, mẹ cũng cần nhẹ nhàng.
Không trì hoãn việc thay tã lót cho bé
Có vẻ như đây là điều không hề xa lạ, nhưng các bố mẹ cần phải ghi nhớ điều quan trọng này. Dù là trẻ sơ sinh nhưng các bé có nhu cầu bài tiết và đi tiểu nhiều hơn so trẻ 6 tháng tuổi. Điều này cho thấy, bé sơ sinh cần được thay tã lót thường xuyên (và cũng sẽ cần ăn với tần suất tương đương). Vì thế, bố mẹ cần lưu ý kiểm tra tã lót của các bé để luôn tạo cho con sự thoải mái và vệ sinh, đồng thời giúp ngăn ngừa hiện tượng hăm tã ở con.
Tắm cho trẻ quá nhiều
Lớp biểu bì trên da trẻ mới sinh vừa mềm vừa mỏng, chứa nhiều mạch máu và có khả năng hấp thu mạnh. nếu tắm cho trẻ quá nhiều, hoặc sử dụng xà phòng thuốc, xà phòng có tính mặt trong lúc tắm cho trẻ, sẽ khiến lớp dầu bên ngoài da trôi hết và giảm sức để kháng của da.
Tuy nhiên, cũng không thể để trẻ ở bẩn, không tắm. Nhiều mẹ sinh con vào mùa đông, "do trời lạnh nên từ lúc sinh ra đến tháng thứ 6, bé vẫn chưa tắm lần nào", điều này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, khiến trẻ không thích tắm và lưu lại lớp da chết, lớp dầu mỗi khi trao đổi chất cũng như các vi khuẩn sinh ra hàng ngày, dẫn tới các bệnh về da.
Do đó, tuy không nên tắm cho trẻ quá nhiều, nhưng mùa đông phải đảm bảo 1 tuần tắm 1 lần; mùa hạ mỗi ngày tắm 1 lần. Thời gian tắm không được quá 5 phút để tránh cảm mạo.
Ép trẻ đi quá sớm
Ép trẻ đi khi trẻ chưa sẵn sàng sẽ gây nguy hiểm đến hệ xương của trẻ. Mẹ nên để bé phát triển tự nhiên nhất có thể, không quá nóng vội, so sánh con mình với các bé khác, vì mỗi bé có mốc phát triển khác nhau.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- 10 lỗi sai phổ biến khi chăm trẻ sơ sinh nhiều người mắc phải
- Tất tần tật về bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh, bố mẹ nên biết
- 7 điều đại kỵ đối với trẻ sơ sinh cha mẹ nên ghi nhớ
- Giải đáp thắc mắc của mẹ: Có nên quấn trẻ sơ sinh khi ngủ?
- Trẻ sơ sinh có nên cho nằm điều hòa khi trời nóng và lạnh không?
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua