12 thói quen sai lầm trong ngày lạnh gây hại cho sức khỏe
1. Uống ít nước
Chúng ta không cảm thấy khát nước vào mùa đông như mùa hè. Thực tế, vào mùa đông, con người ít hoạt động thể chất hơn, những vận động bình thường cũng bị hạn chế, do đó, cơ thể không cảm thấy khát.
Theo Hiệp hội Dinh dưỡng Anh, mỗi người cần uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để giữ ẩm, kể cả trong mùa đông. Nếu không uống đủ nước, cơ thể sẽ bị mất nước, gây ra nhiều bệnh tật và các vấn đề sức khỏe về thận, khó tiêu...
2. Lạm dụng thuốc
Vào mùa đông, bạn thường hay dễ mắc nhiều bệnh như ho, cảm cúm và bạn thường xuyên sử dụng các loại thuốc để chữa bệnh. Điều này làm cho hệ miễn dịch của bạn bị suy giảm. Do vậy, bạn có thể tìm hiểu một số loại thảo dược để chữa bệnh cảm cúm bình thường.
3. Mặc quá nhiều quần áo
Để giữ ấm cơ thể trong mùa đông, con người thường có xu hướng mặc nhiều quần áo, nhất là những bộ trang phục dày. Bạn có thể cảm thấy ấm áp hơn, nhưng các chuyên gia sức khỏe cảnh báo đó không phải là cách khôn ngoan.
Mặc quá nhiều quần áo sẽ khiến cơ thể bị quá nóng hoặc đổ mồ hôi, vận động khó. Khi mồ hôi bốc hơi, do không thoát ra ngoài được sẽ khiến chúng ta cảm thấy lạnh. Mặc quần áo đủ để giữ ấm cho cơ thể, đồng thời giữ độ ẩm cho da là cách tốt nhất cho mùa đông.
4. Sử dụng nhiều loại kem dưỡng da
Nhiều người có xu hướng sử dụng khá nhiều loại kem để dưỡng ẩm da. Tuy nhiên, họ lại quên đi việc tẩy da chết và điều này khiến các tế bào chết trên da sẽ gây ra mụn trứng cá, phát ban và dị ứng.
5. Mang tất chân, tất tay khi đi ngủ
Nhiều người cho rằng găng tay và tất chân là cách tốt nhất để giữ ấm 2 bộ phận thường xuyên bị lạnh này. Tuy nhiên, đây không phải là cách hiệu quả để đánh bại cái lạnh.
Theo các nhà khoa học, đây là 2 bộ phận duy nhất trên cơ thể giúp con người thích nghi với thay đổi nhiệt độ theo mùa. Bởi vậy, đeo tất, thậm chí cả găng tay trong lúc ngủ sẽ cản trở lưu thông máu, đặc biệt là dòng máu từ các chi trở về tim. Điều đó sẽ khiến bạn có nguy cơ bị đông máu ở các chi.
6. Ăn đồ chiên rán
Mùa đông là thời điểm con người có xu hướng ăn uống nhiều hơn, để tạo năng lượng giữ ấm cơ thể, vừa giúp xua đi cái lạnh ảm đạm. Hầu hết các món ăn chiên, giàu chất béo được lựa chọn nhiều hơn các thực phẩm khác. Tuy nhiên, những món ăn này lại không hề có lợi cho sức khỏe. Một cách đơn giản đáp ứng nhu cầu ăn uống của bạn mà vẫn khỏe mạnh đó là ăn nhiều đồ tươi, rau quả, trái cây.
7. Ngủ nướng
Cái lạnh thường giúp bạn dễ ngủ hơn, đặc biệt khi được nằm trong chăn ấm. Nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với việc thức dậy vào sáng hôm sau, thậm chí cả giấc ngủ buổi trưa trở nên khó khăn hơn. Về mặt khoa học, chu kỳ thức-ngủ bình thường của con người đã bị phá vỡ bởi những thói quen ngủ nướng của con người. Khi mùa đông qua đi, con người đã quen với chu kỳ ngủ này lại phải nỗ lực lần nữa để đưa cơ thể trở lại chu kỳ ngủ bình thường của mình.
8. Sấy quần áo trong nhà
Đây là một thói quen phổ biến nhưng sai lầm trong mỗi gia đình vào những ngày mùa đông ẩm ướt. Việc làm này cực kỳ nguy hiểm khi tác động nhiệt vào những quần áo ẩm vô tình phát tán các vi khuẩn có hại, tăng các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, đặc biệt ở trẻ em và người già. Nếu bạn phơi và sấy quần áo trong nhà, nhớ mở cửa sổ giúp thông gió tốt hơn.
9. Để quần áo ẩm trong nhà
Việc bạn để quần áo ẩm trong nhà rất ảnh hưởng đến sức khỏe nhất là đối với trẻ nhỏ. Quần áo ẩm có thể làm gia tăng sự nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ em và người già. Vì vậy, bạn cần sấy khô quần áo ở trong nhà và mở cửa sổ cho căn nhà của bạn luôn luôn thoáng mát.
10. Hơ tay lên quạt sưởi hay đống lửa
Đây là một thói quen không tốt và nó chỉ làm cho bạn có cảm giác thoải mái lúc đầu mà thôi. Hơ tay lên quạt sưởi hay đống lửa sẽ khiến đôi tay bạn trở nên khô nẻ hơn. Muốn ấm tay khi trời lạnh, bạn chỉ cần xoa xoa hai tay vào nhau.
11. Trùm kín chăn qua đầu
Vào mùa đông, nhiều người thường có thói quen trùm chăn kín đầu khi ngủ để đỡ lạnh song đây lại là một việc khá nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe.
Trùm chăn kín khi ngủ sẽ làm lượng khí oxy giảm, khí cacbonic tăng cao khiến bạn cảm thấy khó thở, đau đầu, mệt mỏi khi thức dậy. Lâu dài có thể dẫn đến tổn thương não bộ, hoặc suy giảm trí nhớ.
12. Quá chăm tắm
Mùa đông là lúc trời hanh khô khiến da của nhiều người trở nên căng, khô, thậm chí rất ngứa. Việc tắm thường xuyên sẽ làm mất chất dầu bài tiết trên bề mặt da và các vi khuẩn bảo vệ, gây tổn thương lớp biểu bì của da, gây mẩn ngứa, sức đề kháng của da yếu đi, dễ gây ra các bệnh về da.
Ngoài ra, việc tắm thường xuyên trong tiết trời giá lạnh như mùa đông sẽ khiến chúng ta dễ bị nhiễm lạnh. Vì vậy, bạn nên tắm 2-3 lần mỗi tuần và duy trì vệ sinh cá nhân hàng ngày, nhiệt độ thích hợp của nước từ 24-29 độ C.
Đặc biệt, với trẻ sơ sinh và người già, chỉ nên tắm 1-2 lần mỗi tuần. Bạn chỉ cần vệ sinh vùng kín, cánh tay, nách để không bị bệnh ngoài da. Không nên tắm về đêm, ngay sau khi ăn hay khi cơ thể mệt mỏi đều không tốt cho sức khỏe.
Chi Chi (tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Video hot: [mecloud]SKvp38KJ7h[/mecloud]
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua