13 quy tắc nấu thịt vừa ngon mà không hại sức khỏe
Bạn có chắc chắn rằng mình đã làm được 13/13 những quy tắc chế biến thịt đảm bảo cho sức khỏe chưa?
1. Không dùng chung thớt cho thịt và rau, đồ sống và chín
Thịt chưa nấu chín sẽ để lại vi khuẩn trên tất cả mọi thứ nó chạm vào, kể cả thớt, xong nồi và bàn tay bạn.
Tốt nhất bạn nên có hai thớt riêng biệt cho thịt và rau, đồ sống, đồ chín, hoặc nếu không hãy dùng nước nóng, dầu rửa khử trùng thớt khi bạn chuyển sang xử lý thực phẩm tiếp theo.
2. Rã đông thịt bằng nước lạnh hoặc tủ lạnh
Nhiều người lấy thịt từ ngăn đông của tủ lạnh ra và để chúng tự rã. Số khác lại cho vào nồi nướng nóng cho chúng nhanh tan. Tuy nhiên, cách làm này tiện nhưng không hề đúng.
Khi gặp nhiệt độ cao, bề mặt của thịt hình thành một lớp màng cứng, ảnh hưởng đến sự khuếch tán nhiệt độ trong miếng thịt, tạo cơ hội cho các loại vi trùng, vi khuẩn sinh sôi nảy nở, làm thịt bị biến chất.
Tốt nhất, bạn nên có một bồn nước lạnh hoặc tủ lạnh để rã đông thịt. Với phương pháp rã đông trong tủ lạnh, thời gian rã đông từ 8 đến 24 giờ. Khi rã đông bằng bồn nước lạnh, hãy cho nguyên túi/hộp thịt vào nồi nước mát. Cứ 30 phút thì thay nước một lần. Việc rã đông theo cách này nhanh hơn trong tủ lạnh.
3. Không thêm nước lạnh và muối vào nồi thịt đang sôi
Các protein và chất béo trong thịt, xương lập tức bị kết tủa khi gặp nước lạnh, thịt cũng vì thế mà co lại và cứng, đó là chưa kể mùi vị cũng bị ảnh hưởng.
Bên cạnh đó, nhiều người cũng hay cho muối vào thịt khi đun nấu mà không biết NaCl trong muối sẽ làm protein trong thịt kết tủa và cũng khiến miếng thịt teo lại và cứng.
4. Vớt thịt luộc ra, để một thời gian mới thái
Sau khi luộc, bạn không nên thái ngay bởi nước chưa kịp thoát ra ngoài và khiến thớ thịt không đẹp mắt. Tốt nhất, với miếng thịt hay xương, ức gà không da thì để nghỉ 5 phút. Với gà luộc cần phải để 30 phút.
5. Không giữ thịt trong ngăn lạnh quá lâu
Đối với các loại thịt, gia cầm và nhất là thủy sản còn sống, các chuyên gia y tế khuyến cáo không nên giữ trong ngăn lạnh quá 2 ngày. Các loại thịt bò, thịt đã qua chế biến có thể để đến 5 ngày. Bởi vậy, nếu bạn xác định ăn không hết các loại thực phẩm mua về, hãy đóng gói cẩn thận và cho lên ngăn đá.
6. Rửa và làm khô thịt trước khi làm đông
Tuyệt đối không được ném cả bịch thịt mua về vào thẳng tủ lạnh. Để giữ chất lượng thịt, hãy rửa sạch, thấm khô, quấn nó trong giấy nhôm hoặc đựng trong túi kín, ghi ngày tháng rồi mới cho vào đông đá.
7. Nấu thịt vừa phải trong chảo
Việc nhồi quá nhiều thịt vào một cái chảo không đúng kích thước sẽ làm nhiệt không đủ tác động đến toàn bộ thịt và khiến nước tiết ra nhiều hơn. Thịt sẽ bị xỉn màu và hương vị không được ngon như khi bạn nấu một lượng thịt vừa phải.
8. Cho thịt vào tủ lạnh 30 phút sau khi mua về mới thái
Mẹo nhỏ này giúp cho bạn thái thịt dễ hơn, thái mỏng hơn, các thớ thịt nhìn đẹp mắt hơn.
9. Thay thớt thường xuyên
Thớt gỗ cũ có rất nhiều rảnh, mùn bẩn mà đó là nơi trú ngụ của vi khuẩn. Thái thịt trên đó sẽ làm vi khuẩn xâm nhập. Tuy nhiên thớt gỗ là loại tốt nhất để băm chặt thịt. Bạn vẫn có thể dùng miễn là luôn khử trùng chúng sạch sẽ trước khi thái.
10. Không rán lạp xưởng, chân giò hun khói
Nhiều người thường rán lạp xưởng để ăn với xôi. Tuy nhiên điều này rất có hại cho sức khỏe. Bởi những thực phẩm mặn như: Lạp xưởng được chế biến từ thịt lợn tươi mới, để duy trì được lâu dài, người ta phải cho vào một tỷ lệ chất chống thối nhất định trong quá trình sản xuất- chất sodium nitrat. Chân giò hun khói, thịt hun khói cũng có một vi lượng nitrat amoni nhất định. Nếu dùng dầu để chiên rán những loại thực phẩm trên sẽ sản sinh ra chất gây ung thư.
Để chế biến lạp xưởng, chân giò hun khói, thịt hun khói… bạn có thể nấu, đồ làm cho chất nitrat amoni bay theo hơi nước. Ngoài ra, giấm có tác dụng phân giải muối nitrat amoni và còn có thể diệt khuẩn. Vì vậy, bạn có thể cho một ít giấm khi chế biến món thịt hun khói sẽ tốt hơn cho sức khỏe.
11. Không lấy đũa chọc vào xem nó đã chín chưa khi đang nấu
Rất nhiều người đã mắc phải lỗi này. Trong khi đang nấu, vì không biết liệu miếng thịt đã chín hay chưa nên họ đã dùng một vật nhọn như đũa hoặc dĩa để chọc vào miếng thịt. Thật ra điều này là sai lầm bởi khi bạn làm vậy, tất cả máu và hương vị trong miếng thịt sẽ bị tan ra, kèm theo chất và mùi vị của nó sẽ không còn được ngon nữa.
12. Trộn đều gia vị
Một là bạn không ướp đủ gia vị, hai là bạn ướp gia vị không đều. Hai điều này đều khiến miếng thịt của bạn không được thơm ngon và hấp dẫn. Vì thế bạn nên tẩm ướp đều bằng cách lắc đi lắc lại và tìm đủ các loại nguyện liệu thật hấp dẫn mà bạn thích.
13. Không nhấn miếng thịt xuống cho nhanh chín
Chúng ta vẫn thường hay nghĩ rằng việc nhấn thịt xuống sẽ khiến cho miếng thịt ngấm dầu nhanh hơn, nóng hơn và dễ chín hơn. Thế nhưng việc này sẽ cũng giống như khi bạn lấy đũa chọc vào viếng thịt vậy. Khi ép miếng thịt xuống, chất béo và nước từ miếng thịt sẽ chảy ra khiến nó mất chất và không còn được thơm ngon nữa.
Chi Chi (Tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Video xem nhiều nhất: [mecloud]hV0kjHLvY1[/mecloud]
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua