15 điều bạn nên biết về trẻ sơ sinh
1. Trẻ sơ sinh có thể khóc rất nhiều nhưng không hề chảy nước mắt. Mặc dù bé vẫn có màng nước mắt để bảo vệ và bôi trơn mắt nhưng bé sẽ không chảy nước mắt cho tới khi bé được 3 tới 12 tuần tuổi.
2. Mặc dù lúc sinh bé có thể có tóc nhưng chúng sẽ mau chóng rụng đi, và được thay bằng tóc mới, trong vòng 6 tháng đầu. Màu tóc mới có thể sẽ hoàn toàn khác với màu tóc ban đầu.
3. Tất cả trẻ em sinh ra đều có nước da hồng hào, bao gồm cả các trẻ em da đen. Đó là vì trẻ sơ sinh có rất nhiều hồng cầu trong máu.
4. Trẻ sơ sinh có khướu giác rất phát triển. Ngay từ tuần tuổi đầu tiên, một đứa trẻ sơ sinh đã có thể nhận ra mẹ của bé qua mùi của người mẹ.
5. Trẻ sơ sinh ngay từ lúc mới chào đời đã thừa hưởng thính giác tinh nhạy, đặc biệt là với giọng của nữ giới. Các bé có thể rất nhanh phân biệt được các âm thanh khác nhau.
6. Rất ít trẻ sơ sinh phân biệt được các vị, mặc dù đa số đều thích các chất lỏng có vị ngọt.
7. Thị giác của trẻ sơ sinh rất kém. Trẻ chỉ nhìn rõ những vật cách xa từ 20 cm trở xuống, vì thế bạn phải ở rất gần thì bé mới có thể nhìn rõ bạn. Và một điều rất thú vị là trẻ sơ sinh thích nhìn các đường cong hơn đường thẳng.
8. Không như cách nghĩ của nhiều người, trẻ sơ sinh không hề mù màu. Các bé thích những màu cơ bản, đặc biệt là màu đỏ và màu xanh dương.
9. Nhịp tim của trẻ sơ sinh nhanh gấp 2 lần người lớn – khoảng 130 tới 160 lần một phút.
10. Trẻ sơ sinh cũng thở nhanh hơn người lớn – 30 tới 50 lần một phút, trong khi của người lớn chỉ 15 tới 20 lần một phút.
11. Trẻ sơ sinh thường hắt hơi và khịt mũi để làm sạch đường mũi. Phải một thời gian sau nữa, trẻ mới biết cách thở bằng miệng khi bị nghẹt mũi. Để hạn chế tối đa các vấn đề về hô hấp cho trẻ, hãy cố gắng giữ một bầu không khí sạch sẽ, ít bụi bặm và khói thuốc.
12. Mặc dù trẻ sơ sinh được thừa hưởng khả năng miễn dịch cũng như chống khuẩn từ sữa mẹ, bé đặc biệt rất dễ bị cảm lạnh. Vì thế không nên để những người lớn đang bị cảm ở gần bé.
13. Trẻ sơ sinh phản ứng nhanh với các tiếp xúc ngoài da. Điều này kích thích sự sản sinh các hóc-môn tăng trưởng, đồng thời giúp cơ thể phản ứng nhanh với các hóc-môn này. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những trẻ sinh non được tiếp xúc thường xuyên với nhiều người tăng cân hơn 47% so với những trẻ sinh non khác.
14. Trẻ thường dễ bồn chồn, thậm chí sợ các thức ăn lạ. Để hạn chế điều này, bạn nên cho bé chơi với đồ ăn một lúc trước khi bắt đầu cho bé ăn. Bạn có thể cho một chút thức ăn lên ngón trỏ của bé, rồi từ từ đút ngón trỏ vào miệng bé, đây là một cách để khuyến khích trẻ thử một món ăn mới.
15. Trẻ em đôi khi cần một chút tiếng động làm nền để có thể dễ dàng chìm vào giấc ngủ (tử cung không phải là nơi yên tĩnh nhất thế giới). Một vài loại âm thanh sau được cho là giúp bé thư giãn và dỗ dành giấc ngủ của bé: đoạn ghi âm tiếng tim đập của mẹ; tiếng đồng hồ tích tắc; tiếng suối chảy, tiếng thác nước hoặc tiếng biển động; tiếng chạy máy hút bụi; tiếng bong bóng nước trong hồ cá; và tiếng vòi nước chảy.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Thóp của trẻ sơ sinh lõm sâu hay đầy đặn đều đáng lo!
- Mách mẹ cách chữa ho có đờm cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi
- Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị sôi bụng và cách phòng tránh
- Lưu ngay cách trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh này lại nếu mẹ muốn chăm con tốt hơn
- Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua