Mách mẹ cách chữa ho có đờm cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi
Do hệ thống miễn dịch của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi còn non yếu nên khi thời tiết thay đổi bé rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Đi kèm với các bệnh này là việc mũi hoặc cổ họng bé bị tắc nghẽn bởi các loại đờm, dịch nhầy. Các chất này khiến cho hô hấp của bé khó khăn, khiến bé mệt mỏi, bỏ ăn nên mẹ cần chữa trị dứt điểm cho bé.
Dưới đây là các cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi tại nhà vô cùng an toàn mà lại hiệu quả.
1. Xông hơi bằng nước ấm
Mẹ có thể tạo một phòng xông hơi trong phòng tắm bằng cách đổ đầy nước ấm vào bồn sau đó đóng kín cửa. Hơi nước có thể giúp bé làm tan đờm và hô hấp dễ dàng hơn. Mẹ bế bé ngồi trong phòng tắm khoảng 10 phút. Làm điều này 4 lần 1 ngày để tăng tác dụng chữa bệnh.
Không khí ẩm sẽ giúp làm loãng đờm khiến bé hô hấp dễ dàng. (Ảnh minh họa)
2. Vỗ lưng cho bé
Một cách khác để làm long đờm là mẹ dùng tay vỗ vào lưng của bé. Đầu tiên mẹ đặt bé nằm sấp trên hai đùi, nâng đầu bé cao hơn lưng một chút. Vị trí này giúp cho đờm long ra khỏi cổ họng bé dễ dàng hơn. Mẹ dùng tay vỗ nhẹ vào lưng, vùng phổi để đờm bật ra khỏi đường hô hấp.
Tuy nhiên, phương pháp này nên để bác sĩ thực hiện hoặc mẹ làm theo dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ.
3. Cho bé bú nhiều hơn
Sữa mẹ là giải phát tốt nhất cho tất cả các bệnh của bé. Trong sữa mẹ có đầy đủ chất dinh dưỡng cũng như các kháng thể cần thiết giúp bé tăng cường hệ miễn dịch, chiến đấu lại với các vi khuẩn giúp bé nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Vì vậy mẹ nên cho bé bú sữa mẹ thường xuyên khi bé bị đờm.
Sữa mẹ sẽ làm loãng dịu nhầy, giúp cho hô hấp dễ dàng hơn. Đồng thời nó cũng đảm bảo bé không bị mất nước khi bị ốm.
4. Trà cỏ cà ri
Trà cỏ cà ri có tác dụng làm tan đờm. Vì vậy để giúp bé hết đờm mẹ có thể uống một tách trà cỏ cà ri. Nó sẽ theo sữa mẹ truyền sang cho bé.
Để pha trà, mẹ cho một muỗng canh hạt cỏ cà ri trong 2½ chén nước và đun sôi trong 10 phút. Sau đó tắt bếp và để trà ngấm trong 10-15 phút.
Trà cỏ cà ri cũng có tác dụng làm giảm đờm. (Ảnh minh họa)
5. Bổ sung thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch trong thực đơn của mẹ
Bé 1 tháng tuổi vẫn còn bú mẹ nên mọi dinh dưỡng của bé sẽ được lấy từ sữa mẹ. Vì vậy để tăng cường sức đề kháng của bé, mẹ nên ăn nhiều các loại thực phẩm như tỏi, sữa chua, nho, súp lơ, thịt bò, khoai lang, cá… Khi hệ miễn dịch của bé được nâng cao thì cơ thể bé sẽ chống chọi lại với bệnh tật tốt hơn giúp bé nhanh khỏi đờm.
Theo BS.CKI. Trần Quốc Long cho biết trên báo Sức khỏe và Đời sống, có thể vỗ rung long đờm cho bé. Trường hợp bé ho có đờm, bằng cách vỗ rung, khum bàn tay lại rồi vỗ đều vào vùng lưng bé, phần giữa hai bả vai, làm nhịp nhàng liên tục và nên để bé nằm hoặc ngồi với tư thế đầu hơi dốc xuống. Sau động tác này, bé có thể sẽ ho nhiều và nôn, khạc ra đờm, cần làm lúc bé đói, tốt nhất là buổi sáng ngủ dậy, khi bé chưa ăn gì. Với những bé không tự khạc được đờm, mẹ có thể kích thích cho bé nôn, có thể bằng cách dùng khăn mỏng sạch lau nhẹ nhàng khoang miệng, lưỡi, kích thích nhẹ vào họng… |
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị sôi bụng và cách phòng tránh
- Lưu ngay cách trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh này lại nếu mẹ muốn chăm con tốt hơn
- Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
- Mùa hè có cần đi tất cho trẻ sơ sinh không?
- Mùa hè có cần đi tất cho trẻ sơ sinh không?
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua