2 phút có 1 cứu sống trẻ tử vong, hãy cứu sống trẻ bằng “Cái ôm đầu tiên”
Theo các chuyên gia, đa số các ca tử vong ở trẻ sơ sinh là do thực hành lâm sàng không thích hợp tại thời điểm sinh, và trong một số ngày đầu mới sinh. Các trường hợp tử vong này có thể phòng ngừa được thông qua một tập hợp các can thiệp đơn giản và chi phí hiệu quả được gọi là Chăm sóc sơ sinh thiết yếu sớm (EENC). EENC có thể được thực hiện tại tất cả các tình huống mẹ sinh con, cứu sống và mang lại cho trẻ sơ sinh một sự khởi đầu cuộc sống tốt nhất.
Trọng tâm của EENC là "Cái ôm đầu tiên" – một bước thực hành đơn giản có khả năng cứu sống trẻ giúp tăng cường tiếp xúc da kề da giữa mẹ và trẻ ngay sau khi sinh và trong vài ngày đầu tiên sau sinh. Thực hành "Cái ôm đầu tiên" bao gồm 4 bước chính:
- Lau khô trẻ cẩn thận ngay lập tức sau khi sinh;
- Tiếp xúc da kề da ngay lập tức;
- Kẹp và cắt dây rốn kịp thời một cách thích hợp; và
- Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn.
"Cái ôm đầu tiên" giúp cứu sống trẻ sơ sinh. Ảnh minh họa.
Thực hành "Cái ôm đầu tiên" rất đơn giản, có hiệu quả chung và hiệu quả về chi phí và có thể thực hiện được tại tất cả các hoàn cảnh mẹ sinh con. Bước thực hành này mang lại lợi ích cho tất cả trẻ sơ sinh – trẻ có bệnh, đẻ non và thậm chí trẻ sinh bằng phương pháp mổ đẻ.
Cho đến nay, EENC đã được áp dụng tại 16 quốc gia. Trên 30.000 cán bộ y tế đã được tập huấn tại 2.522 cơ sở y tế – đạt gần đến con số 4 triệu trẻ sơ sinh được chăm sóc tốt hơn.
Chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh không chỉ còn là một nội dung kỹ thuật mà còn là một vấn đề chính trị trong đó phương pháp tiếp cận toàn chính phủ có vai trò thiết yếu. Hiện nay chúng ta đang đi chặng đường tiếp theo. Trong hội nghị khu vực này, các thứ trưởng đến từ 8 quốc gia được ưu tiên lựa chọn sẽ cùng nhau khắc phục các rào cản và vấn đề còn lại hiện cản trở quá trình triển khai nhân rộng nhanh chóng công tác EENC, đặc biệt là ở các nhóm dân cư dễ bị tổn thương trong Khu vực.
Việt Nam, quốc gia đăng cai hội nghị này, đặc biệt đã có những nỗ lực lớn để triển khai nhân rộng EENC từ năm 2015. EENC hiện đã được áp dụng đến các cơ sở y tế tại 63 tỉnh/thành phố với trên 8.600 nhân viên của các cơ sở y tế đã được tập huấn. Kết quả của những nỗ lực này là thực hành lâm sàng về EENC đã được cải thiện nhiều, trong đó Đà Nẵng là một ví dụ điển hình. Số lượng trẻ sơ sinh cần chăm sóc tích cực giảm dần, đồng thời đã có những cải thiện nhất định về sức khỏe ở những trẻ cần chăm sóc tích cực.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Hút 120 ml dịch tràn màng tim cứu sống trẻ 4 tháng tuổi
- Kỹ năng cứu sống trẻ sơ sinh bố mẹ nào cũng cần biết
- Những việc cần làm ngay để cứu sống trẻ bị đuối nước
- Khám phá hộp quà thai kỳ cứu sống trẻ sơ sinh suốt 75 năm qua
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua