Dòng sự kiện:

25 sự thật về chu kì “đèn đỏ” nhiều phụ nữ không biết

17:30 19/10/2015
Có biểu hiện giống những người mang thai, chảy máu ở nhiều nơi khác ngoài âm đạo,... là những sự thật về chu kì kinh nguyệt có thể bạn chưa biết.

 

 

 

1. Kém hấp dẫn đàn ông khi đang trong thời kỳ kinh nguyệt

Nồng độ Testostrone của đàn ông bị ảnh hưởng trực tiếp bởi mùi hương của phụ nữ, và mùi hương tự nhiên này thường sẽ thay đổi khi bạn đang trong chu kỳ kinh nguyệt.

2. Một số phụ nữ có thể cảm nhận quá trình trứng rụng


Đau tức ngực, tăng nhiệt độ cơ thể và tăng dịch nhầy cổ tử cung là những thay đổi sinh học chuẩn bị cho việc sinh sản có thể xảy ra trước và trong giai đoạn này. Trong khi một số người không cảm thấy có thay đổi cụ thể nào, số khác lại có triệu chứng dữ dội như đau bụng dưới.

Với sự giúp đỡ của estrogen, ngay trước giai đoạn rụng trứng, một nang trứng sẽ phát triển trong mô của buồng trứng. Khi trứng được giải phóng, nang bị vỡ và khiến chất dịch tiết vào ổ bụng có thể gây kích ứng ở một số người. Một số phụ nữ còn có thể cảm nhận điều này ở một bên bụng của họ.

3. "Hưng phấn" hơn so với bình thường

Progesterones được cho là thủ phạm làm giảm ham muốn tình dục ở nữ giới. Tuy nhiên, trong giai đoạn kinh nguyệt, cơ thể phái nữ sẽ sản xuất ít Progesterones hơn bình thường, dẫn đến "ham muốn" tình dục trong giai đoạn kinh nguyệt của phụ nữ tăng mạnh hơn so với những ngày khác trong tháng.

4. Tổng lượng máu trung bình bạn mất đi trong chu kỳ kinh nguyệt khoảng 10ml - 150ml

Lượng máu trung bình của chu kỳ kinh nguyệt (kể cả cục máu đông) thường trong khoảng trên dưới 150ml, nếu bạn mất máu nhiều hơn thì nên đến khám bác sĩ phụ khoa.

5. Trung bình, mỗi phụ nữ sẽ có khoảng 450 lần kinh nguyệt trong cuộc đời

Một số phụ nữ thời tiền sử chỉ có khoảng 50 lần kinh nguyệt trong suốt cuộc đời.

Những phụ nữ hiện đại ở các khu vực nông nghiệp cũng chỉ có khoảng 150 lần kinh nguyệt.

6. 10 năm là thời gian trung bình mỗi phụ nữ phải sống chung với những "ngày ấy"


Hay nói một cách khác, bạn sẽ mất đến 3500 ngày sống cùng với các thể loại BVS.

7. Trung bình mỗi phụ nữ sẽ tiêu thụ hết khoảng 11.000 BVS trong cả cuộc đời.

8. Tampon (BVS cuộn) không ảnh hưởng đến màng trinh

9. Có nhiều cách để khắc phục triệu chứng tiền kinh nguyệt

Các nghiên cứu cho rằng canxi có thể làm giảm tình trạng đau bụng kinh và Vitamin D có thể giúp cải thiện tâm trạng. Ngoài ra, Magie và các Vitamin B phức hợp như B12, B6 và axit folic có thể giúp giảm bớt khó chịu và đau nhức cơ trong kỳ kinh nguyệt. Các loại trà thảo mộc cũng là cách hiệu quả để khắc phục các triệu chứng khó chịu tiền kinh nguyệt.

10. Đa số các cô gái sẽ có chu kỳ kinh nguyệt lần đầu tiên vào tuổi 12

Tất nhiên đây không phải là độ tuổi chính xác, tuỳ vào cơ địa của mỗi người mà chu kỳ kinh nguyệt sẽ đến sớm hay muộn. Độ tuổi trung bình của chu kỳ kinh nguyệt ở các bé gái là 12 và đến khoảng 50 tuổi chu kỳ này sẽ biến mất.

[mecloud]zzl24zAWf7[/mecloud]

11. Chế độ dinh dưỡng và môi trường khiến các bé sớm xuất hiện kinh nguyệt

Vào khoảng thế kỷ 19, các bé gái sẽ không có chu kỳ kinh nguyệt cho đến độ tuổi 16, 17. Nguyên nhân dẫn đến chu kỳ xuất hiện sớm hơn ở các bé gái hiện nay là do chế độ kinh dưỡng và môi trường sống.

 Nếu đến 18 bạn mới có kinh nguyệt thì đó vẫn là điều hoàn toàn bình thường

12. Chu kỳ kinh nguyệt sẽ trở nên "tàn bạo" hơn vào mùa lạnh

Các cơn đau trong chu kỳ kinh nguyệt có xu hướng mạnh mẽ hơn vào mùa lạnh. Đặc biệt, những "ngày ấy" có xu hướng kéo dài vào mùa lạnh hơn so với mùa hè.

13. Chu kì kinh nguyệt của 2 người bạn thân thường đến cùng lúc?

Dù có rất nhiều phụ nữ khẳng định rằng chu kỳ kinh nguyệt của họ và những người bạn gái thân thường đến cùng lúc. Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học vẫn chưa có bất kỳ câu trả lời cụ thể cho lời đồn này.

14. Kinh nguyệt có tác dụng thải ra nhiều thứ như nội mạc tử cung và các sản phẩm của máu ra khỏi cơ thể.

15. Nguy cơ nhiễm trùng nấm trong khi hành kinh giảm


Nếu thường xuyên bị nhiễm trùng nấm men, bạn sẽ thấy chúng hiếm khi phát triển trong kỳ kinh nguyệt. Đó là do máu kinh có thể làm tăng độ pH của âm đạo, khiến nấm khó phát triển mạnh. Tuy nhiên, độ pH cao và những thay đổi nội tiết có thể khiến một số người bị nhiễm khuẩn nhiều hơn bình thường với triệu chứng như âm đạo tiết dịch nhầy và có mùi tanh.

16. Kinh nguyệt có thể làm thay đổi giọng nói của phụ nữ

17. Bạn vẫn có thể có thai trong chu kỳ kinh nguyệt

Dù rất hiếm, nhưng trường hợp này vẫn có thể xảy ra vì tinh trùng có thể sống được trong môi trường âm đạo khoảng 1 tuần. Vì vậy, bạn vẫn hoàn toàn có khả năng thụ thai dù "quan hệ" trong chu kỳ kinh nguyệt.

18. Kinh nguyệt khiến cơ thể phái nữ thường có một vài triệu chứng giống như đang mang thai

Vào những ngày ấy, cơ thể chúng ta thường phóng thích một vài loại hormone gây khó chịu, mụn trứng cá và cảm giác đầy hơi... những triệu chứng tương tự như phụ nữ mang thai.

19. Phụ nữ là một trong số hiếm động vật có vú có thể sống sót qua thời kỳ mãn kinh. (Hai loại động vật khác là voi và cá voi lưng gù).

20. Phụ nữ thường có xu hướng bạo lực và “nam giới” hơn trong chu kỳ kinh nguyệt

Một nghiên cứu ở các tù nhân nữ đã kết luận rằng phụ nữ thường có hành vi bạo lực hơn trong những ngày hành kinh.

Do lượng Estrogen bị giảm trong chu kỳ kinh nguyệt dẫn đến các kỹ năng nhận thức như nam giới được nâng cao. Nên khả năng nhận thức trong các lĩnh vực như tư duy không gian của nữ giới trở nên gần giống như phái mạnh hơn trong những ngày này.

21. Cơ thể bạn cần chất béo và chất sắt để duy trì chu kỳ kinh nguyệt đều đặn

Nếu lượng chất béo trong cơ thể bạn thấp hơn 8 - 12% thì có thể chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ bị gián đoạn. Các tế bào mỡ có tương quan mật thiết với mức độ Estrogen của phụ nữ.

Bên cạnh đó, mất máu nghĩa là mất đi chất sắt của cơ thể.

Vì vậy, chúng ta cần cả hai thứ này để duy trì chu kỳ kinh nguyệt và khả năng sinh sản.

22. Trong chu kỳ kinh nguyệt, bạn có thể bị chảy máu ở những nơi khác, ngoài âm đạo

Đây là một trong số những trường hợp hiếm của y học, được gọi là "kinh nguyệt gián tiếp". Khi đến chu kỳ kinh nguyệt, phụ nữ dễ bị chảy máu ở miệng, tai, phổi, mũi, mắt và da. Tuy nhiên, vẫn chưa có kết luận nguyên nhân chính xác của hiện tượng "kinh nguyệt gián tiếp" này.

23. Độ dài chu kỳ kinh nguyệt giữa mỗi tháng là khác nhau

Chắc hẳn bạn đã biết rằng độ dài chu kỳ kinh nguyệt của mỗi người là khác nhau. Tuy nhiên, đáng ngạc nhiên hơn là độ dài chu kỳ còn khác nhau giữa các tháng. Một chu kỳ trung bình kéo dài khoảng 28 ngày nhưng có thể dao động khoảng từ 21-35 ngày.

Ngày thứ nhất là ngày đầu tiên của chu kỳ và ngày cuối cùng là ngày trước khi chu kỳ tiếp theo đến.

Các yếu tố như căng thẳng, chế độ ăn uống, sinh hoạt hay việc sử dụng thuốc tránh thai... cũng khiến độ dài chu kỳ thay đổi và khác nhau.

24. Quan hệ tình dục có thể không giúp bạn bớt đau bụng kinh

Cực khoái gây ra các cơn co thắt cơ trơn của âm đạo và tử cung, có thể làm giảm bớt cơn đau bụng kinh ở một số người nhưng cũng có thể gây khó chịu ở một số khác. Bên cạnh đó, cổ tử cung bị kích động trong quá trình quan hệ tình dục có thể gây co thắt tử cung.

25. Bạn có thể mất đến 1 năm để kinh nguyệt ổn định sau khi ngưng dùng thuốc tránh thai

Thuốc tránh thai kiểm soát một liều hormone nhân tạo bắt chước hoạt động của hormone tự nhiên trong cơ thể. Các hormone này ngừa thai bằng cách ức chế rụng trứng. Sau khi ngưng dùng thuốc, kinh nguyệt sẽ tự nhiên trở lại nhưng cần mất một thời gian khác dài.

Do đó, dù phụ nữ có thể mang thai ngay sau khi ngừng thuốc nhưng các bác sĩ thường khuyên rằng nên chờ đến khi kinh nguyệt bình thường, tức là khi bạn rụng trứng đều đặn trở lại.

Chi chi (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Video xem nhiều: [mecloud]PQQlS81zPR[/mecloud]