3 bộ phận của lợn chứa nhiều chất độc hại bạn nên cân nhắc khi ăn
3 bộ phận của lợn chứa nhiều chất độc hại
1. Gan lợn
Gan lợn là bộ phận chứa nhiều cholesterol và các kim loại nặng. Nhu cầu mỗi người chỉ được phép dung nạp khoảng 300mg cholesterol/ngày. Trong khi đó, cholesterol trong gan lợn rất lớn, nếu chỉ ăn 100g gan, sẽ dung nạp trên 400mg cholesterol.
Tất cả các thức ăn khi lợn ăn vào đều phải đi qua gan để giải độc, quá trình thải độc đó nếu không thực hiện tốt vô tình giữ lại rất nhiều tồn dư chất độc hại, bao gồm chất tăng trưởng trong thức ăn chăn nuôi và rất nhiều hợp chất và kim loại nặng.
Vì thế, bạn nên cân nhắc việc ăn gan lợn và số lượng phù hợp để không bị dư thừa cholesterol, chất độc, kim loại nặng, gây tổn hại cho sức khỏe.
2. Óc lợn
Mặc dù óc lợn được xem là món ăn bổ dưỡng, vì chứa canxi, phốt pho, sắt và một số thành phần khác. Nhưng ngược lại, thành phần cholesterol Trinidad và Tobago lại rất cao.
Thông thường một cái não lợn nặng 100g chứa khoảng 3000mg cholesterol. Chỉ cần ăn một cái óc lợn cũng phải "nhịn" tất cả những chất chứa cholesterol khác ít nhất 10 ngày.
Vì vậy, hãy cân nhắc khi ăn óc lợn và nên ăn bao nhiêu là đủ.
3. Phổi lợn
Phổi là bộ phận tích tụ nhiều độc tố nhất trên cơ thể lợn.
Là cơ quan hô hấp, phổi lợn có rất nhiều phế nang, đây được xem là nơi dễ dàng nhất để tích tụ và lắng đọng nhiều bụi trong màng phổi.
Bên cạnh đó, lợn có thói quen đặc biệt là rất hay hít thở sát đất nên đã hút vào phổi một lượng rất lớn bụi bẩn hàng ngày.
Khi hít thở, một lượng bụi cùng với các kim loại nặng sẽ bị hít sâu vào trong phổi và nằm yên ở đó. Khi con người ăn vào, sẽ vô tình mang theo bụi, kim loại nặng vào theo, thậm chí có cả virus gây bệnh, gây hại rất lớn cho cơ thể.
Theo kết quả kiểm nghiệm, trong phổi lợn chứa một lượng độc tố, bởi chất tạo nạc và những thành phần tăng trọng trong thức ăn chăn nuôi, chiếm tỷ lệ 60% trong toàn bộ thịt lợn. Ăn phổi lợn nếu không xử lý, sơ chế đúng cách có thể bị ngộ độc.
Ngoài ra, có một số lượng lớn các virus và vi khuẩn lưu trú trong phổi. Lợn thường xuyên hít thở sát mặt đất, hít vào phổi rất nhiều ký sinh trùng, bệnh dịch và vi khuẩn virus cũng liên tiếp chui vào phổi.
Lợn có thói quen nằm nhiều hơn di chuyển, mọi khí bẩn và ô nhiễm trong chuồng lợn đều bị hít vào phổi và rất khó để đào thải, thanh lọc hết những chất độc này.
Cách lựa chọn và chế biến phổi lợn
Phổi lợn chết thông thường sẽ có những giọt nước căng phồng trên bề mặt phổi, dạng bong bóng nước, có mủ hoặc có những nốt lồi lõm. Nếu phổi lợn chứa nhiều kim loại nặng hoặc bụi trần thì màu sắc sẽ chuyển sang ghi xám, hoặc màu nâu.
Nếu phổi lợn màu hồng, sáng bóng, độ đàn hồi tốt thì mới là phổi tươi ngon.
Muốn rửa phổi sạch, cần để nguyên lá phổi, đổ nước vào trong phổi theo mạch khí quản, xóc rửa phổi như sửa một cái chai, đổ đầy nước vào phổi rồi lại lắc bóp cho sạch nước. Làm như vậy sẽ giảm thiểu bụi bẩn, độc tố, kim loại nặng.
Nếu bột để rửa, cắt phổi thành lát mỏng, rửa bằng nước xong tẩm bột trộn đều cho bột hút các loại chất độc hại. Sau đó rửa lại bằng nước sạch.
Còn một cách rửa nữa là nhúng vào nước sôi. Thái phổi thành từng lát mỏng, đun sôi nước rồi chần phổi, chế biến theo nhu cầu.
Theo Trí thức trẻ
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua