Dòng sự kiện:

3 loại bệnh ung thư có thể chữa trị và chữa khỏi nếu phát hiện sớm

21:37 23/11/2015
Với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật hiện nay, ung thư hoàn toàn có thể chữa trị và chữa khỏi nếu như được phát hiện sớm.

 

 

 

[mecloud]YlP1aTmDUY[/mecloud]
1. Ung thư vú

Ung thư vú là loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ trên toàn thế giới, chiếm tỷ lệ tử vong cao thứ 2 sau ung thư phổi. Mặc dù vậy, ung thư vú là bệnh ung thư có cơ hội chữa khỏi bệnh tốt nhất, đặc biệt khi được phát hiện sớm.

Theo các bác sĩ Khoa Ung bướu Singapore, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc. Nếu phát hiện ung thư vú ở giai đoạn chưa lan tràn (tại chỗ), tỷ lệ điều trị thành công có thể lên tới 98%. Đối với giai đoạn III, cơ hội điều trị còn 72%, và giai đoạn IV là 22%.

Phương pháp điều trị cho ung thư vú giai đoạn sớm thường bao gồm phẫu thuật. Có 2 hình thức phẫu thuật là phẫu thuật cắt bỏ khối u hoặc phẫu thuật loại bỏ tuyến vú. Những trường hợp rất sớm thì người bệnh chỉ cần phẫu thuật cắt bỏ khối u, giai đoạn muộn hơn phương pháp điều trị thường là cắt bỏ tuyến vú, có hoặc không kèm theo hóa trị hoặc xạ trị.

Để phát hiện ung thư vú sớm, phụ nữ trong độ tuổi từ 20 – 40 nên khám vú tại nhà mỗi tháng sau chu kỳ kinh, phụ nữ từ 40 – 74 nên chụp X-quang tuyến vú hàng năm.

Nên tìm đến bác sĩ càng sớm càng tốt khi thấy các biểu hiện:

- Chảy dịch ở núm vú, có thể là dịch trong, vàng trong, màu sậm giống máu.

- Núm vú bị loét, rỉ dịch.

- Núm vú bị co kéo tụt vào trong.

- Sờ được một mảng lộm cộm trong vú hay cục u ở vú hay nách.

- Da vú bị nhăn, da dày giống da trái cam sành.

- Da vú bị thay đổi hình dạng và màu sắc khác biệt so với bên vú kia.

- Đau vú một hay nhiều nơi.

Theo các bác sĩ, mọi phụ nữ đều có khả năng bị ung thư vú nhưng một số phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người khác. Nhóm này thường là:

- Phụ nữ ở độ tuổi 45-50.

- Phụ nữ mãn kinh trễ trên 55, có kinh sớm trước 10 tuổi.

- Không có con, có con đầu lòng trên 35 tuổi, không cho con bú. 

- Đã bị ung thư vú một bên.

- Trong gia đình có mẹ hay chị, em, con gái bị ung thư vú. Khoảng 5-10% ung thư do di truyền.

- Bản thân đã có khối u vú với tăng sản ống tuyến vú không điển hình.

- Đã hay đang bị ung thư buồng trứng, ung thư nội mạc tử cung.

- Tiếp xúc nhiều với hóa chất, tia xạ.

- Chế độ dinh dưỡng nhiều thịt, giàu chất béo, ít rau quả và người hút thuốc lá, uống nhiều rượu.

- Phụ nữ béo phì sau mãn kinh.

- Uống lâu dài liên tục thuốc nội tiết thay thế sau mãn kinh.

2. Ung thư đại trực tràng

Nội soi đại tràng thường xuyên có thể phát hiện ra các polyp tiền ung thư và loại bỏ dễ dàng trước khi chúng có thể trở thành ung thư đại trực tràng.

Ung thư đại trực tràng là loại ung thư phổ biến thứ ba ở cả nam và nữ (trên toàn thế giới). Đây cũng là loại ung thư chiếm tỷ lệ tử vong cao thứ 2 ở nam giới, sau ung thư phổi vì bệnh ít khi được chẩn đoán sớm. Mặc dù vậy, ung thư đại trực tràng là bệnh ung thư có tỷ lệ sống sau 5 năm rất cao, 90% trường hợp có thể chữa khỏi nếu phát hiện ở giai đoạn sớm.

Đặc biệt, nếu thường xuyên tầm soát bệnh, chúng ta có thể phát hiện ra các polyp tiền ung thư và loại bỏ dễ dàng trước khi chúng có khả năng phát triển thành ung thư. Ngược lại, khi ung thư đã lan tràn ra ngoài, cơ hội sống thấp hơn nhiều.

Ở những giai đoạn sớm, việc điều trị cũng dễ dàng hơn, ít biến chứng và ít ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh sau này. Phương pháp điều trị chính thường bao gồm phẫu thuật, kết hợp với hóa hoặc xạ trị sau để ngăn ngừa tái phát.

Dấu hiệu có thể bạn đã mắc ung thư trực tràng:

- Chướng bụng, ợ hơi

- Đau bụng

- Nôn mửa

- Chán ăn, khó tiêu

- Rối loạn thói quen đại tiện

- Đại tiện phân đen

- Đại tiện ra máu

Các bệnh gây đại tiện ra máu gồm:

Trĩ: Hiện tượng chảy máu xuất hiện trong hoặc sau khi đại tiện,  máu màu đỏ tươi, ra kèm theo phân, lượng máu có thể nhiều hoặc ít tùy cấp độ trĩ.

Nứt kẽ hậu môn: máu màu đỏ tươi, nhỏ giọt hoặc chỉ thấy trên giấy vệ sinh. Nếu mới bị nứt kẽ, sau khi đại tiện, người bệnh sẽ thấy đau dữ dội.

Các bệnh đường tiêu hóa: máu có màu đen hoặc đỏ thẫm, bộ phận bị chảy máu thường là đoạn trên đường tiêu hóa. Nếu máu màu đỏ thì thường là chảy máu đoạn dưới đường tiêu hóa.

Ung thư trực tràng: Máu màu đỏ tươi, nhỏ giọt, phủ lên phân. Thời kỳ cuối, bệnh nhân còn thấy hậu môn trực tràng sa xuống, toàn thân gầy đi, số lần đại tiện tăng lên, khi táo bón, khi tiêu chảy.

Polyp trực tràng và kết tràng: máu màu đỏ tươi, không đau, máu lẫn theo phân.

Viêm kết tràng do loét, bệnh lỵ: thường kèm theo dịch nhầy hoặc mủ, đau bụng dưới, sốt, đại tiện nhiều lần.

3. Ung thư cổ tử cung

TS.BS Lim Hong Liang là một trong 14 bác sĩ hàng đầu Singapore đang hợp tác điều trị tại Bệnh viện Thu Cúc.

Ung thư cổ tử cung là bệnh ung thư thường gặp thứ 2 trong số các bệnh ung thư ở phụ nữ, đứng sau ung thư vú. Ung thư cổ tử cung thường có thể phát hiện sớm thông qua xét nghiệm Pap smear (xét nghiệm phiến đồ âm đạo) định kỳ. Bằng cách này, thậm chí chúng ta có thể phát hiện bệnh từ giai đoạn loạn sản – tức tiền ung thư và điều trị rất hiệu quả.

Theo các bác sĩ, nếu phát hiện sớm, ung thư cổ tử cung có thể điều trị thành công 100% bằng phương pháp phẫu thuật hoặc phẫu thuật kết hợp hóa, xạ trị.

Hơn nữa, phát hiện sớm, người bệnh có khả năng điều trị bảo toàn sinh sản, vẫn có khả năng mang thai sau này. Tuy nhiên, ở giai đoạn muộn cơ hội này chỉ còn 16% và nhiều phụ nữ mất đi khả năng làm mẹ.

Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh ung thư cổ tử cung

- Chân bị đau và sưng

- Dịch tiết âm đạo bất thường

- Chảy máu bất thường

- Xuất hiện dấu hiệu bất thường khi đi tiểu

- Đi tiểu nhiều lần

- Chu kì kinh nguyệt bất thường

- Đau hoặc chảy máu sau khi “quan hệ”

- Đau lưng khi vực dưới

- Đau ở vùng chậu

- Giảm cân nhanh và cảm thấy mệt mỏi

Chi Chi (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Video xem nhiều nhất: [mecloud]Xj2bXHpWJa[/mecloud]