4 bài thuốc trị cảm lạnh mùa đông bằng thảo dược
Cảm lạnh là một chứng bệnh có thể mắc phải quanh năm, nhất là vào mùa đông lạnh, nhiệt độ xuống thấp, hoặc khi giao mùa chuyển từ lạnh sang nóng hoặc ngược lại.
Cảm lạnh không gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng nếu không biết cách chữa trị sẽ rất lâu khỏi và gây khó chịu trong người.
Dưới đây là 4 bài thuốc trị cảm lạnh mùa đông bằng thảo dược, bạn hãy áp dụng khi cần thiết nhé!
Tía tô có tác dụng giải cảm
Triệu chứng gồm ho, hắt hơi, ngạt mũi hoặc chảy nước mũi trong, sợ lạnh, sợ gió, sốt nhẹ, không ra mồ hôi, đau người, đau mỏi các khớp xương, người mệt mỏi.
Đánh gió
- Tóc rối 1 nắm, gừng giã nát sao với rượu, tóc rối tẩm gừng rượu còn nóng, xát nhẹ trên da khi nào thấy da phớt hồng là được. Vị trí: Cột sống từ gáy cổ xuống thắt lưng, ở giữa và hai bên cột sống, từ giữa trán sang hai bên thái dương, gan lòng bàn tay và bàn chân, bụng và ngực.
- Cám gạo 1 bát con, rang thơm, bọc vào miếng vải mềm xát vào các vị trí như cách 1. Khi cám nguội lại rang nóng, xát đến khi da hồng thì thôi.
- Trứng gà luộc chín kỹ, bóc vỏ gói vào miếng vải mềm cùng với đồng bạc; cách xát làm như cách 1; nếu bị cảm khi bỏ ra thấy đồng bạc bị xám xịt.
- Dùng gừng rượu sao nóng hoặc xoa dầu nóng; lấy miệng bát có bờ nhẵn hoặc tiền bạc, cạo nhẹ ở 2 bên cột sống đến khi da nổi màu hồng. Nếu bị cảm nặng, vết cạo có các nốt lấm chấm hoặc vết máu bầm.
Nồi nước xông
Gồm 3 loại lá: Lá có tinh dầu giúp sát trùng đường hô hấp như chanh, bưởi, sả, bạc hà, tía tô; lá có tác dụng kháng sinh như hành, tỏi; lá có tác dụng hạ sốt như tre, duối, cúc tần. Tùy theo dược liệu ở từng địa phương, có thể thay đổi các vị thuốc cho phù hợp.
Dùng nồi to, đun nước sôi, bỏ các vị thuốc vào, lấy lá chuối bịt kín rồi đậy nắp vung lại, đun sôi 5 phút thì bắc ra. Bệnh nhân ngồi trên giường hoặc rải chiếu dưới đất, đặt nồi nước xông bên cạnh, dùng chăn mỏng trùm kín người, chỉ mặc đồ lót cho mồ hôi thoát ra. Khi xông thì chọc thủng vài lỗ lá chuối để cho hơi thoát ra.
Nếu không có lá chuối thì mở nắp vung từ từ, mồ hôi ra đến đâu, lấy khăn khô lau sạch. Thời gian xông từ 5 đến 10 phút, khi bệnh nhân cảm thấy dễ chịu và ra mồ hôi thì thôi. Xông xong lau khô mồ hôi, thay quần áo rồi ăn bát cháo nóng có hành, tía tô.
Cách này dùng trong trường hợp cảm lạnh không ra mồ hôi. Không được áp dụng cho phụ nữ có thai, trẻ em dưới 15 tuổi, người già bị suy kiệt, bệnh nhân thiếu máu, tiêu chảy mất nước, rong kinh, rong huyết.
Bài thuốc uống trong
- Củ gấu (hương phụ) 8 g, tía tô 8 g, vỏ quýt 4g, cam thảo nam 8 g. Các vị trên sắc uống ngày một thang, chia làm 2 lần.
- Tía tô 15 g, rau má 12 g, bạc hà 19 g, củ hành tươi 10 g, cam thảo đất 8 g, đổ 3 bát nước, sắc còn 1 bát, chia làm 2 lần, uống nóng.
- Bột xuyên khung 50%, bột củ gấu 30%, bột tế tân 20%, tán bột dập thành viên 0,5 g, mỗi ngày uống 10 đến 20 viên, chia làm 2 lần.
- Lá tía tô 50%, kinh giới 20%, bạch chỉ 10%, bạc hà 10%, gừng 10%, dùng lá sao khô, tán bột, rây mịn, hòa mật ong hoặc đường mía, vê thành viên, mỗi lần uống 4 đến 8 g, ngày 2 lần, uống xong ăn cháo hành tía tô nóng cho ra mồ hôi. Trẻ em dùng bằng nửa liều người lớn.
- Gạo tẻ 1 nắm, gạo nếp 1 nắm, hành tăm, tía tô, kinh giới, gia vị vừa đủ. Gạo ninh nhừ, nấu loãng vừa phải. Thái nhỏ hành, tía tô, kinh giới, lấy lòng đỏ trứng gà cho tất cả vào bát to, đổ cháo đang sôi vào trộn đều, ăn nóng.
Theo Sức khỏe đời sống
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua