Dòng sự kiện:

4 loại nước uống khiến cho trẻ nhanh “phát phì”

22:19 04/12/2015
Một trong những nguyên nhân gây béo phì cho trẻ là do uống nước có quá nhiều đường, nhiều chất béo. Vì vậy mà các bà mẹ nên lựa chọn một cách cẩn thận trước khi cho bé uống các loại thức uống ấy.

 

 

 

[mecloud]K1ipf1JP9m[/mecloud]

Nước ngọt có ga

Gần như tất cả trẻ béo phì luôn thích uống đồ uống có ga.

Bong bóng khí trong nước uống có ga có thể chứa các chất hóa học “ăn mòn” canxi xương, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ. Chuyên gia dinh dưỡng khuyên các bạn không nên cho trẻ uống quá nhiều các loại thức uống có ga.

Lượng đường trong các loại thức uống này hoàn toàn không tốt cho sức khỏe và có thể gây ra tình trạng thừa cân nghiêm trọng.

Nước ép hoa quả công nghiệp

Nước ép hoa quả công nghiệp chứa rất ít vitamin và khoáng chất mà cơ thể cần mà chỉ mang tới lượng đường dư thừa làm tăng tình trạng béo phì ở trẻ. Hãy tập cho trẻ ăn trái cây tươi để đảm bảo dinh dưỡng và không có chất bảo quản. Nước ép dưa hấu, nước cam bổ sung dinh dưỡng cho trẻ, chống béo phì cho con bạn luôn khỏe mạnh.

Đồ uống có chứa caffeine

Đặc biệt là trẻ béo phì thì tuyệt đối không nên sử dụng đồ uống có chứa caffeine. Bởi vì bộ não của trẻ đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện. Cafein ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, caffeine sẽ hạn chế sự phát triển của não bộ, đặc biệt là não bộ của trẻ nhỏ.

Cà phê, ca cao, trà có chứa ít caffeine đều không tốt cho sự phát triển của trẻ vì vậy cha mẹ nên lưu ý hạn chế cho trẻ sử dụng nhiều các loại đồ uống này.

Nước tăng lực

Nhiều mẹ khi thấy con bị mệt vẫn hay cho trẻ uống nước tăng lực. Nhưng nước tăng lực không tốt cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Ngoài giá trị dinh dưỡng ít, hầu hết các loại nước uống tăng lực có chứa một lượng lớn caffein cũng như đường và chất tạo ngọt nhân tạo. Một số tuy có chứa các loại thảo mộc nhưng cũng có thể không an toàn cho trẻ.

Một số thực phẩm khác khiến trẻ nhanh “phát phì”:

Trái cây sấy khô

Trái cây sấy khô có chứa một lượng calo gấp 5 - 8 lần các loại hoa quả tươi bởi nó đã trải qua một quá trình khử nước, sấy khô nên khi chế biến sẽ phải cho thêm đường và một số chất bảo quản khác.

Hơn nữa, nhiều loại trái cây sấy khô còn được ướp thêm một lượng đường nhất định, điều này làm tăng thêm calo khi được sấy khô.

Bánh kẹo ngọt


Tuy nhiên, trong bánh kẹo ngọt thường chứa nhiều dầu mỡ và đường khiến cân nặng của trẻ gia tăng nhanh chóng và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ.

Bim bim, mì ăn liền

Đây đều là những thực phẩm có chứa nhiều chất béo, tinh bột, có chỉ số đường cao khiến trẻ dễ tăng cân. Nếu dùng nhiều, sẽ khiến trẻ bị mất cân bằng dinh dưỡng, thiếu chất xơ, vitamin, chất đạm, khoáng chất, có nguy cơ mắc các bệnh như tim mạch, cao huyết áp...

Thức ăn nhanh

Các loại đồ ăn nhanh như khoai tây chiên, humburger, pizza... đều là những đồ ăn nhẹ chứa rất nhiều chất béo.

Yến mạch

Yến mạch rất tốt cho sức khỏe nhưng để làm tăng thêm độ giòn cho yến mạch, người ta thường cho thêm dầu ăn vào yến mạch. Vì vậy một bát yến mạch thông thường chứa đến 500 calo.

Bánh mì

Các chất muối, đường tinh luyện và chất bảo quản chứa trong bánh mì có thể khiến trẻ nhanh chóng béo phì.

Bánh nướng

Một chiếc bánh nướng đi kèm với táo hoặc chuối sẽ làm cân nặng của trẻ tăng lên đáng kể bởi nó chứa khoảng 20g chất béo, 420 calo và 34g đường.

Kem


Những loại kem chứa nhiều calo và chất béo thường là kem sôcôla, kem vị kẹo, kem chứa caramen. Mẹ nên tránh cho bé ăn quá nhiều những loại kem này. Hãy cho bé ăn sữa chua đông lạnh hoặc các loại kem ít béo hơn để cung cấp năng lượng và nguồn canxi phong phú.

Sữa nguyên chất

Sữa là một trong những loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin, canxi rất tốt cho sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên trong sữa nguyên chất có chứa rất nhiều chất béo nên tốt nhất các mẹ không nên cho trẻ uống loại này mà nên cho trẻ uống sữa tươi không đường, sữa đậu nành, sữa hạnh nhân để thay thế.

Lưu ý: Nên cho trẻ thừa cân ăn nhiều rau và hoa quả đảm bảo chất lượng để cung cấp dinh dưỡng và lượng nước cho cơ thể.

Đối với trẻ nhỏ, 1,5lít nước/ ngày là phù hợp.

Nhu cầu sữa: Sữa có nhiều canxi dưới dạng kết hợp với casein, tỷ lệ canxi/phospho thích hợp nên mức đồng hóa và hấp thu cao; Sữa còn là nguồn vitamin B1 và B2 rất cần thiết, vì thế trẻ vẫn cần uống được sữa tươi, sữa chua (tốt nhất là sữa không đường) 400-500ml/ ngày, không nên uống quá 600ml sữa/ngày.

Lưu ý là trẻ béo phì trên 1 tuổi không nên dùng sữa bột công thức, nếu trẻ không được bú mẹ, chỉ nên bổ sung sữa tươi, sữa chua với lượng khuyến nghị như trên. Trẻ dưới 6 tháng bú mẹ hoàn toàn mà tăng cân nhanh (1-2kg hàng tháng) là rất hiếm gặp, nhưng trong những trường hợp này cũng không nên cai sữa mẹ mà vẫn cứ tiếp tục cho bú mẹ (có thể đến 2 tuổi), sau này khi cai sữa, những trẻ này sẽ phát triển bình thường nếu được ăn bổ sung hợp lý.