4 loại thực phẩm chứa đầy muối, ăn vào dễ gây hại cho thận và sự phát triển của não bộ của trẻ, mẹ lưu ý khi chọn cho con
Đối với người lớn việc ăn nhiều muối là yếu tố nguy cơ chính gây nhiều bệnh tim mạch, tăng huyết áp, dẫn đến tai biến mạch máu não, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim. Đồng thời, tăng nguy cơ gây suy thận, loãng xương và ung thư đường tiêu hóa, đặc biệt là ung thư dạ dày.
Đối với trẻ nhỏ ăn nhiều muối có thể khiến cho trẻ chậm phát triển, thiếu canxi, người còi cọc. Nếu mẹ vẫn thường xuyên cho trẻ ăn những thực phẩm này thì nên bỏ ngay nếu không muốn con mình sớm gặp ‘thần chết’.
Bơ đậu phộng, tương cà và một số loại nước sốt
Các loại gia vị nêm chúng ta dùng hàng ngày đều được chế biến lại, để tăng thêm vị ngon thì người sản xuất cho thêm nhiều loại gia vị khác, trong đó không thể thiếu muối. Một số loại sốt gia vị không gây cảm giác mặn khi chúng ta ăn, bởi vì các loại gia vị khác làm "lu mờ" độ mặn chứ không phải nó không chứa muối.
Chẳng hạn như bơ đậu phộng, tương cà, nước sốt salad và các loại nước sốt khác có vị chua và ngọt, hàm lượng muối của chúng gần như cao tới 50%. Ngoài ra, hạt nêm, tinh chất thịt, dầu hào… đều là nơi ẩn náu phổ biến nhất của "muối vô hình". Vì vậy, hãy nhớ cho trẻ ăn ít các loại gia vị này.
Thịt xông khói, những thực phẩm được chế biến sẵn
Muối là nguyên liệu không thể thiếu trong quá trình chế biến các sản phẩm thịt xông khói, muối không chỉ ướp gia vị mà còn giúp thịt mềm hơn và kéo dài thời gian lưu giữ hương vị của thịt, đặc biệt là thịt ba chỉ cần phơi khô để bảo quản và ức chế vi khuẩn tốt hơn. Thường cần nhiều muối để chế biến, hàm lượng muối cao nhất có thể đạt 5 - 10%.

Thực phẩm muối chua
Một số thực phẩm muối chua có chứa vi khuẩn axit lactic có lợi, ăn vào có một số lợi ích nhất định cho sức khỏe đường ruột, nhưng thực phẩm muối chua cần nhiều muối để dưa được bảo quản lâu. Dù là kim chi hay dưa cải, lượng muối đều rất lớn. Ngoài ra, muối còn giúp các gia vị khác thấm vào thức ăn tốt hơn. Nồng độ muối trong dưa muối cao từ 10% đến 14%.
Thức ăn nhanh
Thức ăn nhanh như gà rán, pizza, mì gói… không chỉ chứa ít các chất dinh dưỡng mà còn có đặc điểm là nhiều muối, nhiều dầu và nhiều calo. Ngay cả đối với mì khô, người ta thường cho muối vào để sợi mì dai hơn, vì vậy nên cho ít muối hơn khi nấu mì khô.
Thủy Mặc (TH)
Link nguồn:
Theo phunusuckhoe.vn
Con không hợp sữa công thức và 5 dấu hiệu khiến 97% mẹ luôn trăn trở
Chớm hè dùng điều hòa chút xíu, tiền điện đã tăng gấp đôi gấp 3: Chắc chắn phạm 1 trong 4 sai lầm này
Những lý do bất ngờ trẻ mắc cao huyết áp, cha mẹ đọc xong cần điều chỉnh chế độ ăn uống cho con ngay
Thực hư hiệu quả của miếng dán hạ sốt mà nhiều người vẫn “tin sái cổ”
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua