4 loại trái cây mùa thu có tác dụng chống ung thư
Táo
Táo là trái cây thương hiệu của mùa thu. Loại quả này chứa nhiều chất xơ và vitamin C, vì vậy chúng rất phù hợp cho việc ăn vặt nếu bạn bận rộn hay thường xuyên di chuyển.
Các nghiên cứu gần đây nhất cho thấy một hợp chất có trong quả táo thực sự có thể đóng vai trò như một loại thuốc chữa bệnh ung thư tự nhiên, chất này thậm chí còn tiêu diệt các tế bào ung thư ruột kết hiệu quả hơn cả thuốc hóa trị.
Hãy chọn những trái táo chắc và không có vết bầm dập. Để giữ chúng tươi trong nhà, hãy bảo quản ở nơi mát, khô và tránh xa những loại trái cây khác như bơ, chuối, hoặc trái cây có múi.
Lê
Lê thường chín ngay trên cây, bạn có thể phát hiện lê chín từ mùi quả. Hãy chọn quả ngon nhất và cất trong tủ lạnh và sử dụng trong vòng 5 ngày.
Cũng giống như táo, nước chanh có thể giúp ngăn ngừa màu nâu của trái lê khi cắt ra.
Loại quả này chứa một carbohydrate phức hợp gọi là pectin, hoạt động như một chất khử độc, chất điều tiết đường tiêu hóa và kích thích hệ miễn dịch. Lê kích thích quá trình tiêu hóa, giảm cholesterol và điều hoà lượng đường trong cơ thể.
Quả lê chứa protein, lipid, cenlulose, canxi, phốt pho, sắt, caroten, vitamin B1, B2, C, đường gluco, axít acetic… đều có tác dụng phòng chống ung thư nhất định.
Do lê có tính hàn nên người bị bệnh đau lạnh bụng, đi lỏng không nên dùng.
Nho
Các loại nho thường có hương vị tốt nhất vào mùa thu. Nho là một nguồn cung cấp dồi dào các vitamin K, vitamin C, chất chống oxy hoá và resveratrol, một hợp chất chống viêm giữ cho làn da của bạn luôn trẻ trung.
Nho có chất flavonoid đặc biệt có tên là resveratrol (phytochemical), có khả năng chống oxy hóa mạnh và chống viêm. Nho được biết đến là một trong những loại trái cây tốt nhất để chống lại ung thư. Không chỉ có khả năng ngăn ngừa các tổn thương tế bào ung thư mà còn làm giảm sự phát triển của các tế bào ung thư ở ruột kết, dạ dày, bạch huyết, gan và các tế bào vú.
Bảo quản nho trong tủ lạnh tối đa một tuần, và nhớ rửa sạch chúng trước khi ăn.
Hồng
Đây là loại quả rất được ưa chuộng ở một số nước châu Á. Nó chứa chất chống oxy hoá - catechin và polyphenol có khả năng chống viêm rất tốt.
Vitamin A, shibuol, a-xít betulinic và nhiều chất chống oxy hóa khác trong quả hồng được coi là sát thủ chống lại các gốc tự do - tác nhân gây tổn thương tế bào và dẫn đến căn bệnh ung thư.
Lượng vitamin C dồi dào trong loại quả này giúp ngăn ngừa các bệnh như cảm cúm, cảm lạnh, các bệnh nhiễm trùng phổi như hen suyễn. Từ đó khiến hệ miễn dịch của cơ thể khỏe mạnh hơn.
Tuy nhiên, quả hồng không tốt cho người bị tiểu đường và không nên ăn khi thường xuyên táo bón.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Những thực phẩm ăn vào là trẻ mãi không già
- Loại thuốc chữa ung thư bị VN Pharma giả mạo trị được bệnh gì?
- Cảnh báo những dấu hiệu ung thư da không nhìn thấy bằng mắt
- Cha mẹ hút thuốc, trẻ có nguy cơ ung thư máu
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua