4 sai lầm hầu như ai cũng mắc phải khi chế biến thịt gà
Thịt gà lành, ngon, bổ, rẻ, nên là một trong những loại thịt phổ biến nhất trong bữa ăn của mọi nhà, tuy nhiên điều đó không đồng nghĩa với tất cả chúng ta đều đã biết chế biến chúng đúng cách, và điều này không chỉ khiến thịt kém ngon mà còn có thể gây hậu quả đáng tiếc.
Bốn sai lầm phổ biến nhất mà nhiều người đã và vẫn đang mắc phải bao gồm:
1. Chế biến bất cẩn
Thịt sống là nguồn vi khuẩn sinh sôi mạnh mẽ, bạn đã biết như vậy nên bảo đảm mình không ăn thịt sống, nhưng lại không mấy để ý đến vấn đề vệ sinh khi chế biến.
Các chuyên gia khuyên chúng ta không được sử dụng lại các vật dụng đựng thịt gà sống, phải rửa tay sau khi chạm vào chúng, và không nên rửa gà một cách thoải mái trong bồn rửa vì sẽ làm các giọt nước văng tung tóe mang theo vi khuẩn đến các bề mặt và vật dụng xung quanh, quần áo... làm lây lan rộng vi khuẩn campylobacter - loại vi khuẩn có thể gây đau bụng, tiêu chảy, mệt mỏi, thậm chí có thể gây tử vong với đối tượng có nguy cơ cao nhất là trẻ dưới 5 tuổi và người già.
Có nhiều chuyên gia khuyên tốt nhất không nên rửa gà, nhưng nếu bạn cảm thấy không yên tâm và không thể bỏ thói quen rửa gà trước khi chế biến thì hãy nhớ rửa gà cẩn thận, chuẩn bị sẵn khăn giấy để thấm khô gà, rửa tay, dụng cụ chế biến và bồn rửa thật sạch sẽ sau khi rửa gà và trước khi tiếp tục chế biến các loại thực phẩm khác.
2. Rã đông từ từ
Bạn có ý định ăn thịt gà vào buổi tối nên ngay từ chiều đã lấy gà ra, để trên kệ bếp cho rã đông dần, đến tối là vừa kịp nấu?
Bạn có biết đây là thói quen tuy đơn giản, tiện lợi, không tốn nhiều công nhưng cũng là cách tiện nhất và đơn giản nhất để thức ăn của bạn trở nên độc hại?
Lý do: nhiệt độ phòng hầu như luôn nằm trong khoảng điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi (từ khoảng 5-60 độ C), và vi khuẩn có thể bắt đầu nhân đôi sau 20 phút nên việc rã đông thụ động miếng thịt (hay cả con gà) trong nhiều tiếng đồng hồ như vậy là quá đủ thời gian để vi khuẩn salmonella (gây ngộ độc, tiêu chảy...) và các loại vi khuẩn gây hại khác có thể làm hại bạn.
Vậy nên, thay vì rã đông theo kiểu truyền thống hoàn toàn không tốt này, bạn nên chủ động để thịt từ ngăn đá xuống ngăn dưới tủ lạnh từ sớm, hoặc cho thịt vào túi kín và ngâm trong nước, thịt sẽ rã đông tốt hơn, nhanh hơn, giảm thiểu nguy cơ gây hại.
3. Chế biến ngay sau khi lấy từ trong tủ lạnh ra
Một số người sợ để lâu sinh vi khuẩn, hoặc chỉ đơn giản là không chuẩn bị trước nên thiếu thời gian chế biến, đã vội vàng cho ngay miếng thịt còn lạnh lên bếp.
Và hậu quả gần như trăm lần như một nhận được sẽ là thịt chín đẹp bên ngoài nhưng còn sống, chảy nước đỏ bên trong, và có lẽ bạn đã hiểu thịt gà sống là thứ đặc biệt không nên ăn.
4. Loại bỏ da và xương trước khi nấu
Kể cả khi bạn không có dự định ăn da gà thì vẫn nên để nguyên da và xương khi nấu - phần da không chỉ tạo màu ngon mắt mà còn là lớp phủ bên ngoài, bảo vệ thịt khỏi lượng nhiệt thừa và giữ lại độ ẩm, giúp thịt không bị quá khô, bã; trong khi đó, xương sẽ hấp thụ một lượng nhiệt nhất định, tuy có thể khiến thời gian nấu bị dài ra nhưng thịt sẽ ngon hơn.
Theo mashed/Trí thức trẻ
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua