Dòng sự kiện:

4 thói quen gây hại cho mắt bé rất nhiều mẹ Việt phạm phải, nhất là đều số 3, sửa nhanh nếu không muốn hủy hoại thị lực của con

10:30 17/11/2020
Ở độ 1 đến 3 tuổi được xem là “thời kỳ vàng" trong sự phát triển thị lực của trẻ. Tuy nhiên rất nhiều gia đình phạm phải những thói quen xấu, có thể hủy hoại thị lực của con.

Trẻ sơ sinh chỉ nhìn thấy những chuyển động mờ mờ trước mắt, nhưng đến khoảng 5 tháng tuổi, bé đã có thể cảm nhận được chiều sâu của hình ảnh, phân biệt được màu sắc, không còn bị "mù màu" nữa.

Và trong 3 năm đầu đời, hệ thống thị giác của bé phát triển nhanh chóng. Với sự kích thích của môi trường bên ngoài, thị lực trẻ dần hoàn thiện, giai đoạn 3 - 5 tuổi thị giác trẻ có thể đạt đến 70%, và khoảng lên 7 tuổi thì cơ bản hoàn thiện.

Những thay đổi thị giác của trẻ nhỏ không dễ nhận ra như người lớn, nhưng nếu không chú ý đến những thói quen nhỏ hàng ngày, thị giác của trẻ có thể bị ảnh hưởng nặng nề.

4 thói quen gây hại cho mắt bé rất nhiều mẹ Việt phạm phải, nhất là đều số 3, sửa nhanh nếu không muốn hủy hoại thị lực của con - Ảnh 1
 
Ảnh minh họa: Internet

Dưới đây là 4 thói quen xấu gây hại cho mắt trẻ mà hầu như gia đình Việt nào cũng mắc phải:

1. Để đèn khi con ngủ

Nhiều mẹ thường bật đèn ngủ suốt đêm để có thể thức dậy cho con bú, thay tã hay xem có ọ ẹ gì không. Tuy nhiên việc này sẽ khiến mắt bé bị kích thích bởi ánh sáng, ảnh hưởng đến nhận thức phân biệt ngày - đêm của trẻ, cơ mắt bé cũng ở trạng thái luôn căng, mỏi.

Đồng thời, cơ thể con người tiết ra melatonin và dopamine khi ngủ có tác động đến hệ thần kinh. Việc bật đèn khi ngủ sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiết các hormone này của cơ thể.

Mẹ có thể dùng đèn ngủ ánh sáng nhẹ (không quá 8w) để xa giường ngủ và chỉ bật lên khi cần thiết.

2. Treo đồ chơi cố định ở 1 vị trí trên cũi

Ngày nay, khi cho con nằm cũi các mẹ đều mua thêm đồ chơi treo nôi/cũi để trẻ sơ sinh có thể nằm chơi từ khi lọt lòng. Tuy nhiên, nếu khoảng cách từ nơi bé nằm đến đồ chơi quá gần hoặc mẹ chỉ gắn cố định một chỗ sẽ khiến cơ mắt bé bị mỏi.

4 thói quen gây hại cho mắt bé rất nhiều mẹ Việt phạm phải, nhất là đều số 3, sửa nhanh nếu không muốn hủy hoại thị lực của con - Ảnh 2
Ảnh minh họa: Internet

Nên thay đổi vị trí treo đồ chơi sang cả 2 bên trái, phải của cũi để bé nhìn được theo cả hai hướng.

3. Sử dụng đồ điện tử quá sớm

Sự phổ biến của các thiết bị điện tử thông minh như điện thoại, iPad, máy tính, tivi thông minh khiến không ít bố mẹ coi đây là vật "trông trẻ" hữu ích.

Nghiên cứu mới nhất của Học viện Nhãn khoa Hoa Kỳ (AAO) và Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) đã chỉ ra rằng bản thân các thiết bị điện tử không làm trẻ bị cận thị nhưng cách sử dụng chúng mới là nguyên nhân. Để trẻ nhìn chằm chằm vào tivi, điện thoại trong thời gian dài, tần suất chớp mắt không đủ sẽ gây ra các vấn đề về mắt như khô, ngứa và mờ mắt.

Tốt nhất, không cho trẻ dưới 2 tuổi tiếp xúc với các thiết bị điện tử. Và với trẻ lớn hơn, khi cho trẻ xem tivi, điện thoại, bố mẹ nên quản lý bằng nguyên tắc 20-20-20 tức là cứ 20 phút nhìn vào các thiết bị này, cho trẻ 20 giây nhìn ra xa cách 20 feet (khoảng 6m).

4 thói quen gây hại cho mắt bé rất nhiều mẹ Việt phạm phải, nhất là đều số 3, sửa nhanh nếu không muốn hủy hoại thị lực của con - Ảnh 3
Ảnh minh họa: Internet

4. Để trẻ thường xuyên tiếp xúc với đèn sưởi hoặc flash

Thời tiết chuyển lạnh, các gia đình thường dùng đèn sưởi (đèn yuba) trong phòng tắm. Khi đèn sưởi nóng lên nhanh chóng, ánh sáng yuba rất mạnh. Mắt trẻ còn tương đối mỏng mạnh, ánh sáng mạnh dễ dàng xuyên qua giác mạc và thủy tinh thể làm tổn thương võng mạc.

Mẹ nên bật đèn sưởi trước khi bé tắm để nhiệt độ phòng tắm ấm lên và tắt khi bé tắm. Ngoài ra, nên tránh bật đèn flash khi chụp ảnh cho bé, ánh sáng flash cũng rất hại mắt bé.

Cách chăm sóc mắt cho bé để tránh mắc tật khúc xạ

1. Bảo vệ điểm vàng của mắt: Điểm vàng suy yếu làm cho mắt không nhìn rõ vật, phải tăng cường điều tiết, mắt dễ bị mệt mỏi và xuất hiện các dấu hiệu đau, xót, nhức mắt… Mắt phải điều tiết nhiều sẽ làm cho trẻ tăng nguy cơ mắc tật cận thị.

2. Kiểm tra mắt định kỳ: Khám mắt định kỳ cũng là cách sàng lọc, chỉnh tật khúc xạ và tư vấn cụ thể khi gặp những vấn đề về mắt.

3. Cho mắt có thời gian nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi thị giác từng lúc, cứ làm việc khoảng 20 phút, trẻ nên để mắt nhìn xa từ 1 đến 2 phút, hoặc nhắm mắt lại 30 giây – 1 phút. Nếu cảm giác bị mờ nhòe đi, cần cho mắt nghỉ lâu hơn.

4 thói quen gây hại cho mắt bé rất nhiều mẹ Việt phạm phải, nhất là đều số 3, sửa nhanh nếu không muốn hủy hoại thị lực của con - Ảnh 4
Ảnh minh họa: Internet

4. Lưu ý về độ sáng: Nguồn sáng cho trẻ ở nhà nên để ở phía sau và trên cao. Nếu không thì cũng không nên để trực diện dễ gây chói lóa và sinh nhiệt. Ngoài công suất chiếu sáng (đơn vị là lux) thì độ rọi foot candela cũng rất quan trọng.

5. Tư thế ngồi học: Để trẻ cách sách vở khoảng 35-40cm, mặt bàn nên có độ vát khoảng 15-20 độ so với phương nằm ngang để trẻ khỏi cúi gằm.

6. Che chắn cho mắt khi ra ngoài: Khi đi ra ngoài, chúng ta nên trang bị cho mình loại kính râm có khả năng chống tia UVA, UVB và giảm độ sáng chói tốt. Vì nếu chiếu trực tiếp vào mắt, các tia UVA, UVB có thể gây bỏng mắt, nóng rát mí mắt, khiến mắt cộm, ngứa, khô rát.

7. Tránh khói thuốc: Không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp, khói thuốc còn là tác nhân dẫn đến tình trạng khô mắt và suy giảm thị lực.

Thiên Di (Tổng hợp)

Link nguồn:

https://phunusuckhoe.vn/4-thoi-quen-gay-hai-cho-mat-be-rat-nhieu-me-viet-pham-phai-nhat-la-deu-so-3-sua-nhanh-neu-khong-muon-huy-hoai-thi-luc-cua-con-c21a360869.html

Theo phunusuckhoe.vn


TAG