5 bệnh trẻ sơ sinh phổ biến, mẹ càng phát hiện sớm càng dễ chữa khỏi
Để chăm sóc con thật tốt, bà mẹ nào nhất định cũng phải biết được những dấu hiệu bất thường cảnh báo những căn bệnh trẻ em này. Nhờ đó mẹ có thể nhanh chóng phát hiện và đưa ra biện pháp xử lý tốt nhất cho con nhé!
Rôm sảy, bệnh trẻ sơ sinh phổ biến nhất
Là căn bệnh thường xuất hiện vào những mùa nắng nóng nhưng đa số trẻ sơ sinh đều mắc phải. Dấu hiệu của rôm sảy là trên một số phần da của trẻ nổi những mụn nhỏ li ti có màu hồng, hơi cứng, đôi khi có nước.
Sự xuất hiện của chúng là do các tuyến mồ hôi bị bít kín không thoát ra ngoài được gây nên cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cho trẻ. Để xử lý tình trạng này, mẹ có thể dùng các loại nước tắm như kinh giới, chè xanh, sài đất, mướp đắng để tắm cho bé.
Mẹ hãy chú ý tắm lại bằng nước sạch cũng như thử trước trên một vùng da nhỏ của bé để xem con có bị dị ứng với loại nước lá đó hay không.
Khi trẻ bị rôm sảy, mẹ không nên bôi phấn trực tiếp lên phần da bị bệnh nữa, cho bé mặc trang phục thoáng mát, nhẹ nhàng và thấm hút mồ hôi tốt.
Nếu sau vài ngày tình trạng con không thuyên giảm đi kèm với sốt, mẹ nên nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện ngay.
Táo bón, căn bệnh thầm lặng ảnh hưởng bé yêu
Hệ tiêu hóa non nớt hoạt động chưa được trơn tru hoặc chế độ ăn của mẹ thiếu chất xơ là những lý do khiến bé sơ sinh xuất hiện tình trạng táo bón.
Căn bệnh trẻ sơ sinh phổ biến này sẽ gây ra nhiều cảm giác khó chịu, đau đớn mệt mỏi khiến bé chán ăn, nóng trong, chậm lớn, kém phát triển.
Nếu nhận thấy con có dấu hiệu bị táo bón, điều đầu tiên mẹ cần làm là thay đổi chế độ ăn của mình, bổ sung nhiều rau xanh, trái cây và uống nhiều nước để làm mát nguồn sữa.
Tiếp đến, mẹ có thể áp dụng những bài massage bụng cho con, dùng tay nhẹ nhàng xoa bụng theo chiều khung đại tràng từ 3 – 4 lần/ngày. Mọi chuyển động của mẹ trên làn da của bé phải thật nhẹ nhàng để tránh làm đau con.
Nôn trớ, vừa nguy hiểm vừa dễ mắc phải
Khi bé ăn no, rướn người hoặc đổi tư thế, thức ăn, sữa trào từ trong dạ dày ngược ra ngoài gây nên tình trạng nôn trớ khiến nhiều mẹ hết sức lo lắng.
Để tình trạng của con được tốt hơn, các mẹ không nên quá vội vàng mà hãy thực hiện các biện pháp đơn giản dưới đây.
- Không nên cho bé bú một lúc quá nhiều, chia nhỏ bữa bú, mỗi cữ cách nhau khoảng 1,5 – 2 tiếng đồng hồ là phù hợp đối với trẻ sơ sinh.
- Cho con bú đúng tư thế.
- Khi phát hiện con bị nôn trớ, mẹ hãy đặt bé nằm nghiêng, đầu cúi thấp và mông lên cao và vỗ nhè nhẹ vào lưng con. Sau đó mẹ tiến hành vệ sinh miệng, mũi cho bé sạch sẽ.
- Sau khi cho bé bú xong, mẹ tuyệt đối không đặt con nằm xuống ngay mà nên bế trẻ thẳng đứng và vỗ lưng nhẹ để bé ợ hơi, giảm tình trạng nôn trớ.
Cách chăm sóc sức khỏe bé ngày mưa bão mẹ cần biếtVào những ngày thời tiết xấu, có hàng trăm loại virus lúc nào cũng sẵn sàng tấn công bé khiến bố mẹ luôn cảm thấy lo lắng. Những kiến thức sau đây sẽ giúp các bậc phụ huynh chăm sóc sức khỏe bé ngày mưa bão tốt hơn, tránh được một số bệnh thường gặp vào thời gian này.
Hăm tã làm bé bị viêm da mẩn ngứa
Hăm tã xảy ra khi phần da của bé tiếp xúc với các chất bẩn tích tụ trong tã quá lâu. Những vi khuẩn trong tã bẩn không ngừng sinh sôi nảy nở và tấn công bé.
Chúng khiến cho vùng da mặc tã bị hăm, tấy đỏ, nếu không được chữa trị kịp thời có thể sinh ra mụn mủ. Nó làm bé vô cùng đau rát, khó chịu, hay khóc quấy, bỏ ăn.
Điều mẹ cần làm nhất là giữ gìn vệ sinh cho con thật tốt. Vì thời gian dài bệnh trẻ sơ sinh phổ biến này có thể gây nên những ảnh hưởng xấu đến cơ quan sinh dục của bé.
Khi chăm sóc con, mẹ nhớ thay tã cho bé thường xuyên, rửa ráy, bôi thuốc cho bé theo sự chỉ định của bác sĩ mỗi lần thay tã, mặc quần rộng, chất liệu mỏng nhẹ để cải thiện tình hình tốt hơn.
Giữ vệ sinh để tránh bệnh viêm mắt
Trong những tuần đầu sau sinh, có rất nhiều trẻ gặp phải tình trạng mi mắt bị sưng đỏ, khó mở mắt hoặc không mở được mắt, chảy nước mắt,… Tình trạng này gọi là viêm kết mạc hoặc viêm mắt ở trẻ sơ sinh.
Nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh này là do trẻ bị nhiễm khuẩn từ trong bụng mẹ, từ đường sinh dục hoặc không được chăm sóc mắt cẩn thận sau khi sinh.
Mẹ hãy theo dõi, quan sát con thật kỹ càng, khi phát hiện ra những dấu hiệu trên, ngay lập tức đưa con đến bệnh viện để tìm hướng chữa trị ngay để tránh ảnh hưởng đến thị lực của bé sau này.
Trên đây là 5 loại bệnh trẻ sơ sinh phổ biến bé thường gặp. Mẹ hãy chú ý quan sát và chăm sóc cẩn thận để bé tránh mắc phải làm ảnh hưởng sức khỏe.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- 3 sự thật khó tin về trẻ sơ sinh thiếu canxi và còi xương
- Thóp của trẻ sơ sinh lõm sâu hay đầy đặn đều đáng lo!
- Những bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh
- Mách mẹ cách trị khò khè cho trẻ sơ sinh tại nhà đơn giản và hiệu quả nhất
- 4 tư thế ngủ chứng tỏ trẻ sơ sinh thông minh, kiểu nằm nguy hiểm nhất lại IQ cao nhất
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua