5 bước cần thiết để dạy trẻ tư duy phản biện hiệu quả
Tư duy phản biện (critical thinking) là khả năng thấu hiểu và đánh giá được những dữ liệu thu thập được thông qua quan sát, giao tiếp, truyền thông, và tranh luận. Rèn luyện tư duy phản biện sẽ giúp bạn nâng cao kỹ năng nhìn nhận, đánh giá để đi đến hoàn thiện một vấn đề được chặt chẽ hơn, giúp cho bạn chủ động, linh hoạt và sáng tạo hơn trong việc tiếp cận kiến thức và áp dụng kiến thức vào thực tế.
Hiện nay, tư duy phản biện được xem là một trong những kỹ năng cần thiết, thì những người làm bố mẹ cần phải tạo điều kiện để con trẻ được quyền đặt câu hỏi, có ý kiến riêng ngay từ trong gia đình để con có thể giải quyết được vấn đề. Dưới đây là một số cách các bậc phụ huynh có thể giúp trẻ làm quen và phát triển tư duy phản biện:
Bước 1: Quan sát và rút ra kết luận
Khi trẻ bắt đầu quan sát các chi tiết của một đối tượng hay thông tin nào đấy, hãy giúp con rút ra kết luận hay phỏng đoán về đối tượng ấy dựa trên sự quan sát của con. Khi trẻ có thể so sánh hai câu chuyện có nghĩa là trẻ đã nhận biết được những điểm giống và khác giữa các nhân vật, cốt truyện, có sự phân tích về những tình tiết khác trong truyện. Đây là sự khởi đầu quan trọng của kỹ năng quan sát khoa học trong cuộc sống.
Bước 2. Làm phép so sánh và tương phản
Điều này cho phép trẻ chỉ ra sự giống và khác nhau của một vấn đề, để trẻ phân tích và phân loại thông tin. Ví dụ đơn giản của hoạt động này là để bé nhà bạn so sánh một quả táo với một quả cam. So sánh và đối chiếu câu chuyện là một cách để khuyến khích tư duy phản biện của bé. Trẻ phân tích nhân vật, thiết lập cốt truyện và chỉ ra những điều giống và khác nhau.
Bước 3: Phân tích
Bạn có thể dạy con qua việc thảo luận và phân tích câu chuyện. Hãy yêu cầu con kể lại một câu chuyện mà bạn đã đọc cho bé nghe, Điều này giúp trẻ làm quen với việc nắm bắt ý chính của từng câu chuyện. Khuyến khích trẻ liên hệ câu chuyện với chính cuộc sống của chúng hoặc những sự việc xung quanh chúng. Đặt những câu hỏi mở để khuyến khích con trẻ tư duy sáng tạo, phát triển khả năng diễn đạt suy nghĩ của chúng.
Sau đó, hãy yêu cầu con phân tích nhân vật và các yếu tố trong câu chuyện. Đây là cơ hội tốt giúp con so sánh giữa các vấn đề.
Bước 4: Hợp tác
Tham gia những hoạt động tập thể. Chơi và làm việc cùng với bạn bè người thân chính là những dịp để trẻ sáng tạo, chia sẻ ý tưởng của chúng và học hỏi ở những người chung quanh. Có thể dẫn đến những cuộc tranh luận, trong đó trẻ cần phải bảo vệ quan điểm của chúng.
Bước 5: Đặt câu hỏi
Bản chất của trẻ là đặt câu hỏi về mọi thứ, thế nên các bậc phụ huynh không chỉ cần tập trung khuyến khích chúng đặt câu hỏi mà hãy thay đổi vai trò một chút bằng việc đặt câu hỏi với chúng, “chất vấn” để trẻ có dịp bảo vệ quan điểm của chúng.
Ngọc Diệp (Theo Wikihow)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Video đang hot: [mecloud]MGQzZmzl5Q[/mecloud]
(critical thinking)
Mẹ thường xuyên nói 4 câu "thần chú" này, con lớn lên thông minh xuất sắc, thành danh thành tài
4 tuyệt chiêu của cha mẹ Nhật giúp dạy con thành đứa trẻ tự lập, ham học hỏi
4 phương pháp không hề tốn kém nhưng giúp cha mẹ tạo nên những đứa trẻ IQ cao vượt trội
5 kiểu gia đình nuôi dạy nên những đứa trẻ xuất chúng: Không chỉ giỏi giang mà còn hiếu thảo
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua