5 dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang dư thừa quá nhiều muối
Luôn cảm thấy khát nước
Natri có trong muối sẽ giúp cân bằng dịch lỏng trong cơ thể bạn. Tuy nhiên, khi bạn tiêu thụ quá nhiều muối sẽ khiến cơ thể có nhu cầu bổ sung nhiều nước hơn để đào thải muối ra ngoài, từ đó giúp các cơ quan nội tạng khác hoạt động trơn tru hơn. Và đó chính là lý do tại sao mỗi khi bạn ăn món mặn thường cảm thấy nhanh khát nước hơn bình thường.
Đau nhức xương
Chính lượng muối dư thừa trong cơ thể là tác nhân gây ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của xương. Bởi khi bạn tiêu thụ quá nhiều muối, thận sẽ không thể đào thải hết độc tố ra ngoài, dẫn đến tình trạng thiếu hụt canxi trong cơ thể. Việc thiếu canxi trầm trọng sẽ làm xương dần bị yếu đi, kéo theo tình trạng răng miệng cũng phải chịu ảnh hưởng và gây ra chứng loãng xương về sau.
Đau đầu dai dẳng
Quá nhiều natri từ muối đi vào cơ thể sẽ làm gia tăng khối lượng máu, từ đó gây ra sự giãn nở tĩnh mạch và tăng cao nguy cơ mắc bệnh về huyết áp. Chính điều này là nguyên nhân dẫn đến những cơn đau đầu dữ dội, gây ảnh hưởng tới sinh hoạt trong ngày.
Cơ thể bị sưng, phù nề
Bỗng một ngày bạn thức dậy với đôi mắt sưng húp, bàn chân đột nhiên sưng to lên, hay gặp phải chứng chuột rút... thì điều này phản ánh rằng, cơ thể bạn đang dư thừa quá nhiều muối. Do cơ thể sẽ tự động tích trữ nước khi lượng muối trong người tăng cao, vậy nên, một số người sẽ gặp phải tình trạng cơ thể sưng phù, nặng nề khác thường. Tuy nhiên, chỉ cần chú ý cân bằng lại chế độ ăn hàng ngày, tránh tiêu thụ nhiều loại thực phẩm mặn sẽ giúp đào thải bớt lượng muối dư thừa ra ngoài.
Thay đổi quá trình bài tiết
Chính sự tích tụ natri trong cơ thể có thể dẫn đến những thay đổi bất thường trong quá trình bài tiết như sau:
- Đi tiểu nhiều hơn: Do thận phải hoạt động nhiều để đào thải muối ra khỏi cơ thể.
- Nước tiểu có màu vàng đậm: Cơ thể chứa quá nhiều natri sẽ gây ra tình trạng mất nước, và nếu không được cung cấp nước kịp thời có thể dẫn đến hiện tượng nước tiểu có màu vàng đậm.
Cách giảm bớt lượng muối trong cơ thể:
- Tự chuẩn bị các bữa ăn trong ngày, nhờ đó sẽ dễ kiểm soát lượng gia vị cho vào trong mỗi bữa.
- Tránh xa các thực phẩm đóng hộp, đồ ăn nhanh...
- Bổ sung nhiều rau và các món luộc, hấp... trong mỗi bữa ăn.
- Kiểm tra nhãn dán trên loại thực phẩm chọn mua để đảm bảo thứ bạn mua có tỷ lệ natri dưới 5%.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Tìm thấy bộ não thứ 2 trên cơ thể người
- Nếu mỗi ngày ăn 1 quả trứng điều gì sẽ xảy đến với cơ thể bạn?
- Ngăn dậy thì sớm cho trẻ bằng một mũi tiêm, con có thể cao thêm 12-20cm?
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua