5 điều mà một đứa trẻ 5 tuổi cần nắm rõ
Trước khi "tốt nghiệp" bậc học mầm non, có một vài điều mà con của bạn nên biết để chuẩn bị cho ngày đầu tiên ở trường cấp một. Đó không hoàn toàn là vấn đề kiến thức mà bao gồm những kỹ năng giúp trẻ có thể hòa nhập trong môi trường mới và đảm bảo an toàn.
1. Tên của bố mẹ và số điện thoại
Nhiều đứa trẻ có thể không biết tên đầy đủ của bố mẹ mình vì thường ngày chúng chỉ gọi là "bố ơi", "mẹ ơi". Hãy chắc chắn rằng con bạn biết về thông tin này ở tuổi lên 5. Bên cạnh đó, bạn còn cần giúp con ghi nhớ số điện thoại của bạn thông qua một bài hát, ghi trên giấy, bấm điện thoại hay bất cứ cách nào phù hợp. Những điều này sẽ thực sự cần thiết nếu trẻ bị lạc hoặc gặp rắc rối khi không ở cùng bạn.
2. Khi nào và gọi các số khẩn cấp như thế nào
Tạm biệt trường mầm non cũng là lúc trẻ được "thả" vào môi trường mới rộng lớn hơn, tự lập hơn. Vì vậy, biết cách gọi số điện thoại khẩn cấp như 113, 114, 115 sẽ giúp trẻ tự bảo vệ mình. Ngoài ra, "số điện thoại khẩn cấp" đối với trẻ còn là số của chính bạn - bố, mẹ hoặc người thân có thể sẵn sàng trợ giúp cho trẻ khi cần.
Ở tuổi lên 5, bố mẹ nên trao cho con 'quyền' tự lập nhiều hơn nhưng hãy dạy con về các quy tắc an toàn. |
3. Biết quan sát đường đi
Đây là thời điểm mà con có thể tự chạy đi nhặt một quả bóng trong sân chơi mà không cần bố mẹ dắt tay. Tuy nhiên, bạn hãy chắc chắn rằng con đã được chuẩn bị những kỹ năng cần thiết. Bạn cần dạy con biết nhìn hai phía (trước và sau) khi di chuyển, quan sát các phương tiện đang lưu thông và quan trọng hơn cả là không đi sang đường nếu không có người lớn để tránh tai nạn.
4. Không sợ hãi tất cả những người lạ
Trong khi bạn cố gắng bảo vệ con bằng cách hướng dẫn chúng không nói chuyện với bất cứ ai mà chúng không quen biết, nhưng cuối cùng điều này lại có thể bất lợi cho trẻ ở độ tuổi này. Nếu con bạn gặp vấn đề hoặc đi lạc và không có điện thoại gọi cho bạn hay 113, việc sợ hãi trước người lạ khiến chúng khó tìm kiếm trợ giúp. Trong trường hợp này, bạn cần dạy con biết xác định cảnh sát, công an trông như thế nào, và phân biệt một số "đối tượng an toàn" (ví dụ như một người bố hoặc mẹ đi cùng con, nhân viên của một cửa hàng...).
5. Làm chủ cơ thể chúng
Khi ở nhà, trẻ thường được mọi người ôm, hôn, vuốt ve, cưng nựng, nhưng bạn cần dạy cho trẻ hiểu rằng việc ôm hoặc hôn một ai đó không phải là thành viên trong gia đình là lựa chọn của trẻ. Con có thể từ chối không cho người khác ôm, hôn má mình nếu con không muốn vì không cảm thấy an toàn. Thay vào đó, con biết thể hiện sự nhã nhặn, lịch thiệp qua cái bắt tay.
Theo Ngôi sao
Dạy con nghe lời mà không cần dùng hình phạt theo cách của siêu bảo mẫu nổi tiếng
- Nếu có con gái, nhất định phải dạy con 5 bài học quan trọng này
Mẹ thường xuyên nói 4 câu "thần chú" này, con lớn lên thông minh xuất sắc, thành danh thành tài
4 tuyệt chiêu của cha mẹ Nhật giúp dạy con thành đứa trẻ tự lập, ham học hỏi
4 phương pháp không hề tốn kém nhưng giúp cha mẹ tạo nên những đứa trẻ IQ cao vượt trội
5 kiểu gia đình nuôi dạy nên những đứa trẻ xuất chúng: Không chỉ giỏi giang mà còn hiếu thảo
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua