5 điều mấu chốt cha mẹ Nhật dạy con để trẻ ngoan ngoãn, độc lập từ bé
Người Nhật Bản được thế giới biết đến với đức tính chăm chỉ, trung thực, nề nếp và lễ độ mà ít người dân của quốc gia nào khác có được. Đó là nhờ tư duy và phương pháp giáo dục trẻ nhỏ khác biệt được cha mẹ Nhật Bản áp dụng mà các bậc phụ huynh trên thế giới nên học tập.
Dưới đây là năm trong số những phương pháp đặc biệt đó.
#1. Khen ngợi sự nỗ lực của trẻ - không phải khả năng của trẻ
Ở Nhật Bản, cha mẹ thường khen ngợi và coi trọng sự nỗ lực, cố gắng của trẻ - thay vì khả năng của trẻ. Khi một đứa trẻ được cổ vũ và khen ngợi vì đã nỗ lực hết mình hoàn thành bài tập đọc hiểu hoặc bài tập toán cô giáo giao về nhà, trẻ sẽ có động lực để làm việc, học tập chăm chỉ hơn nữa.
Một nghiên cứu đã chỉ ra, khi trẻ được khen vì sự cố gắng chứ không phải khả năng, bé sẽ không tự đề cao khả năng của mình, cũng không sợ gây ra lỗi khi làm bất cứ việc gì, từ đó bé có thể tìm cách tốt nhất để hoàn thành công việc.
Bên cạnh đó khen ngợi sự nỗ lực của trẻ là cách giúp bé hình thành tư tưởng phấn đấu, học hỏi, không ỷ lại vào bất cứ điều gì. Cha mẹ Nhật đã làm rất tốt việc này, nhờ vậy mà trẻ em Nhật ngay từ bé đã luôn có tư tưởng phấn đấu không ngừng.
#2 Dạy trẻ biết kính trọng
Ít khi một đứa trẻ Nhật Bản giận dỗi và tỏ thái độ không đúng khi cùng cha mẹ đi siêu thị vì không được cha mẹ đáp ứng yêu cầu. Đó là bởi cha mẹ người Nhật đã dạy trẻ biết kính trọng người lớn tuổi và biết suy xét đến việc hành vi của bản thân trẻ ảnh hưởng thế nào đến cha mẹ và mọi người.
Điều này cho thấy, chính ý thức về vấn đề này là điều duy nhất trẻ em Nhật Bản cần để giữ bình tĩnh và cư xử lễ độ.
Người Nhật Bản có câu: "Đưa vào cơ thể một đứa trẻ nghệ thuật sống và cách cư xử tốt, để tạo ra một người trưởng thành". Sự phát triển của một con người sẽ không được coi là thành công nếu không rèn luyện được những hành vi ứng xử tốt đẹp.
Các bậc phụ huynh và các trường mầm non tại đất nước mặt trời mọc luôn coi trọng việc nuôi dạy trẻ em các phép xã giao tử nhỏ. Chẳng hạn, nếu một đứa bé bất hợp tác, giáo viên sẽ yêu cầu người chăm sóc bước tới và cố gắng làm dịu chúng. Nếu điều đó không hiệu quả, họ sẽ đề nghị người đó đi ra ngoài và chỉ trở lại khi đứa trẻ đã sẵn sàng.
Nếu bài học này có thể giúp các bậc phụ huynh tránh được cơn giận dỗi của trẻ, hãy thử một lần.
#3 Đi bộ đến trường
Ở Nhật Bản, hình ảnh những đứa trẻ 6-7 tuổi tự đi bộ đến trường không hề hiếm gặp. Theo kết quả thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, hơn 98% trẻ nhỏ nước này đi bộ đến trường.
Đó là nhờ một chính sách đặc biệt: cả xã hội Nhật Bản – từ người chủ cửa hàng đến tài xế xe bus đều coi việc đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ là nhiệm vụ của bản thân.
Nhiều bậc phụ huynh có thể không yên tâm khi trẻ tự đi bộ đến trường nhưng có thể điều chỉnh phương pháp này bằng cách cùng trẻ đi bộ đến trường. Đây được coi là một cách thức để dạy trẻ tính tự lập khi từ cấp mẫu giáo bước sang tiểu học. Đồng thời, đi bộ tới trường cũng là một trong nhiều khoảnh khắc mang lại niềm vui cho các em nhỏ, khi mà các em được ngắm nghía phố phường, chuyện trò với bạn bè hay cảm nhận nhịp sống ở nơi mình học tập, sinh sống.
#4 Không bao giờ quát mắng trẻ
Trong tiếng Nhật, từ được dùng để chỉ “việc phạt trẻ” là “shitsuke”. Và nếu được dịch sát nghĩa, từ này có nghĩa là “nuôi dưỡng”.
Ở Nhật Bản, người mẹ thường là người thực hiện các hình thức phạt với hành vi của trẻ và họ rất hiếm khi quát mắng con trẻ. Thay vào đó, đứa trẻ sẽ được yêu cầu suy nghĩ về những hậu quả có thể gây ra bởi hành vi của bản thân. Đây có thể là một mẹo hay để phạt trẻ nếu lần tới trẻ không ngồi xuống ăn bữa tối hay giành đồ chơi của em trai/gái.
Với cha mẹ Nhật, kỷ luật trẻ là nhằm khuyến khích tính độc lập của trẻ hình thành và phát triển, và để dạy trẻ cách thích nghi với hoàn cảnh sẵn có.
Ngoài ra, có một điểm rất đáng ngưỡng mộ ở cha mẹ Nhật khi dạy con đó là họ luôn tôn trọng con mình. Nếu con có hành vi không đúng ở nơi đông người, thay vì xa xả quát mắng, họ sẽ đưa con đến nơi riêng tư và nhắc nhở con. Tiếp đó, họ luôn làm gương để con học tập và soi chiếu hành vi của mình.
#5 Dạy trẻ sống độc lập
Ngay từ khi còn nhỏ, trẻ nhỏ Nhật Bản đã được rèn luyện để trở nên độc lập và tự chủ. Phương pháp rèn luyện khá đơn giản, bởi các bậc phụ huynh chỉ yêu cầu trẻ giúp đỡ những việc vặt trong nhà.
Ngoài tự đi học tới trường thì trẻ em Nhật khoảng từ 5 tuổi trở lên thường phải trải khăn phủ bàn để chuẩn bị bữa ăn, tập gấp quần áo của gia đình. Và một điều ấn tượng nữa là các trường học ở Nhật Bản rất ít khi thuê lao công. Họ cho rằng: Trẻ nhỏ cần tự làm sạch môi trường học, hiểu và trân trọng công việc của những người lao động trong xã hội.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Học Elton John quy tắc "ba lọ tiền xu" để dạy con biết giá trị của tiền bạc ngay từ bé
- Nhớ thầy Văn Như Cương và lời nhắn nhủ dạy con lòng nhân ái
- Cách dạy con của người Nhật ba mẹ Việt nên học hỏi
- Mẹ thường xuyên nói 4 câu "thần chú" này, con lớn lên thông minh xuất sắc, thành danh thành tài
- 4 tuyệt chiêu của cha mẹ Nhật giúp dạy con thành đứa trẻ tự lập, ham học hỏi
- 4 phương pháp không hề tốn kém nhưng giúp cha mẹ tạo nên những đứa trẻ IQ cao vượt trội
- 5 kiểu gia đình nuôi dạy nên những đứa trẻ xuất chúng: Không chỉ giỏi giang mà còn hiếu thảo
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua