Dòng sự kiện:

5 loại vật dụng nghiêm cấm dùng đựng đồ nóng

18:10 14/12/2015
Hãy cẩn thận và tốt nhất là không nên dùng những vật dụng sau để đựng đồ nóng vì chúng có thể sản sinh ra hợp chất gây ung thư.

 

 [mecloud]LBIXo2GjyT[/mecloud]

1. Đồ nhựa chất lượng kém

Đa số những người được hỏi đều cho rằng, đồ nhựa có giá thành khá rẻ, dùng lại bền, tiện lợi. Nhất là những gia đình có con nhỏ thì những vật dụng bằng nhựa là sự lựa chọn đầu tiên vì họ cho rằng, trẻ con không nên dùng đồ thủy tinh hay sành sứ vì có thể làm vỡ gây nguy hiểm. Tuy nhiên, những nguy hại mà đồ nhựa gây ra còn nguy hiểm không kém.

Trong hóa học, một trong những điều kiện xúc tác đẩy nhanh quá trình phản ứng đó là nhiệt độ. Theo những nghiên cứu khoa học, ở nhiệt độ 70 - 800C là những phụ gia này bắt đầu hoà tan vào thực phẩm.

Những hộp nhựa, bình nhựa, túi nhựa có thể chứa một chất cực độc ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục nam, đó là chất DOP (dioctin phatalat). Nếu bị nhiễm chất này lâu dài, trẻ em có thể bị ảnh hưởng về giới tính, các bé trai có thể bị nữ tính hoá, vô sinh nam, còn trẻ em nữ có nguy cơ dậy thì quá sớm.

Các nhà nghiên cứu tại Trung Quốc vừa cảnh báo, những người chuyên ăn sáng bằng bát đĩa làm từ nhựa có nồng độ nhiễm melamine cao gấp 8 lần so với nhóm người dùng đồ sứ. Melamine là một loại hóa chất hữu cơ được dùng rộng rãi trong sản xuất đồ nhựa như bát, đĩa hay cốc, hộp đựng thức ăn bằng nhựa

2. Cốc, bát, đĩa giấy

Theo PGS Nguyễn Duy Thịnh, cốc, đĩa, bát giấy dùng một lần rất phổ biến ở nước ngoài, nhưng ở Việt Nam mới phát triển mạnh. Khi sản xuất cốc, đĩa giấy, nhà sản xuất phải phủ chất chống thấm bằng paraphin (nến, sáp ong) để đồ giấy không bị mủn, thấm nước. Chất này rất rẻ (thường dùng để sản xuất bao bì truyền thống gói thực phẩm), được tráng một màng rất mỏng mặt trong, rồi mới cho vào máy dập thành cốc, đĩa, bát giấy để chống thấm.

Vì vậy sử dụng chúng đựng thức ăn khô, lạnh khá an toàn. Tuy nhiên, nếu sử dụng để đựng đồ nóng, nước sôi sùng sục thì cần phải thận trọng.

Giải thích về việc này, PGS Nguyễn Duy Thịnh cho biết, ở nước ngoài, cốc, đĩa, bát giấy thường dùng nhựa PE chống thấm. Ở Việt Nam nhiều doanh nghiệp sử dụng nhựa PVC hoặc giấy có tráng lớp nhựa chống nước bên ngoài hoặc giấy keo bền nước. Loại giấy tráng nhựa chống thấm có thể kém bền, nhưng vì có nhựa phủ ngoài nên chịu được nước.

Với nhựa PVC, nếu nhà sản xuất không dùng nhựa và keo tốt, quy trình gia công không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng thì cốc, đĩa, bát dùng một lần sẽ bị bong, sun, thôi nhiễm hóa chất lẫn vào đồ ăn thức uống, ảnh hưởng tới sức khỏe.

Với sản phẩm cốc, đĩa giấy bình thường, PGS Thịnh khuyến cáo chỉ nên sử dụng ở nhiệt độ khoảng 40 độ C. Riêng những sản phẩm cốc, đĩa giấy ghi rõ có khả năng đựng được đồ ăn nóng thì cũng không nên đựng đồ nóng quá 70 độ C, vì lớp màng chống thấm (được trộn phụ gia có sử dụng keo chứa melamin, phenol) có thể bị chảy ra, hòa tan ở nhiệt độ cao.

3. Hộp xốp

Hộp xốp có thành phần chính là polystyrene (PS) trong đó không khí chiếm 95% và PS 5%. Theo nguyên tắc, hộp xốp chỉ được sử dụng để đựng đồ nguội, tuyệt đối không đựng đồ nóng trên 70 độ C.

Khi đựng đồ nóng, hàm lượng monostyren (là một chất độc) có trong nhựa PS giải phóng ra nhiều sẽ gây tổn hại đến gan và dẫn tới nhiều căn bệnh nguy hiểm. Không chỉ thế, hộp xốp khi đựng đồ dầu mỡ, muối mặn, axit... sẽ tạo nên chất độc gây hại cho chúng ta.

4. Đồ sứ tráng men màu sắc chất lượng kém

Theo TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học - Thực phẩm, qua các thí nghiệm cho thấy đồ gốm sứ có hoa văn càng sặc sỡ thì hàm lượng chì càng lớn. Loại gốm sứ thủ công rẻ tiền quy trình không chuẩn, do bị cắt giảm chi phí, thời gian nung thì càng độc.

Độ thôi nhiễm chì càng cao khi đựng đồ ăn nóng, chua, nước hoa quả... bởi nhiệt, axít, kiềm muối làm chì nhanh giải phóng, thôi nhiễm vào thức ăn và gây độc cho cơ thể. “Người dân nên cẩn trọng với những ly, cốc độc đáo làm quà tặng bởi hoa văn được dán, vẽ lên men chỉ nung ở nhiệt độ thấp để giữ màu nên không loại bỏ được độc tố chì” - TS Nguyễn Duy Thịnh khuyến cáo.

Ngoài chì, đồ gốm sứ còn có chất Cadimi và hợp chất của nó được phân loại là chất gây ung thư, khi vào cơ thể chất này đảo thải rất chậm dẫn đến việc sẽ tích tụ trong gan, thận. Người bị nhiễm độc Cadimi nhẹ sẽ bị tiêu chảy, ói mửa, mệt mỏi, đau đầu và rối loạn thần kinh… lâu dần dẫn đến suy gan, tổn thương tim, thận và tuần hoàn.

5. Túi nilông

Theo phân tích của các chuyên gia Viện Công nghệ hóa học, thì túi nilon được làm từ nhựa PTE không độc hại nhưng các chất phụ gia thêm vào để làm túi nilon mềm, dẻo, dai lại vô cùng độc hại. Nếu đựng đồ nóng ở nhiệt độ từ 70-80 độ C thì những chất phụ gia sẽ có phản ứng phụ và khó mà biết được nó độc hại tới đâu.

Chi Chi (th)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Video được xem nhiều nhất: [mecloud]NxJiE0DvQI[/mecloud]