5 lời khuyên để luộc trứng ngon mà không độc hại
Dùng nồi luộc có kích thước vừa với số trứng
Đừng cố nhồi nhét quá nhiều trứng trong một cái nồi. Việc này không chỉ khiến quả trứng chín không đều, còn có nguy cơ bị nứt.
Hãy sử dụng một nồi có kích thước thích hợp cho số lượng trứng bạn đang nấu. Trứng cần được nằm một lớp duy nhất và có đủ không gian để di chuyển xung quanh.
Xếp trứng vào nồi với nước lạnh
Trứng cần được xếp vào nồi và đổ nước lạnh ngay từ lúc đầu đun. Khi nhiệt độ nước và trứng ngang bằng nhau sẽ làm món trứng chín ngon và ngăn ngừa bị nứt.
Nên dùng trứng cũ
Quả trứng có thể trở nên khó bóc vỏ, nguyên nhân vì bạn luộc khi còn quá mới. Vì vậy với món trứng luộc nên dùng trứng cũ.
Nguyên nhân vì khi trứng để một thời gian, chúng mất bớt độ ẩm thông qua các lỗ li ti ở vỏ và túi khí ở đầu ở trứng to hơn. Ngoài ra độ pH ở vỏ tăng lên khi để lâu làm dễ bóc hơn. Bạn nên mua trứng một đến hai tuần trước khi ăn, bảo quản nó trong tủ lạnh.
[mecloud]wPHFbPmHwT[/mecloud]
Không luộc trứng quá 10 phút
Nếu đun sôi trứng quá lâu, phần bên trong sẽ xảy ra các phản ứng hóa học. Lượng protein kết tủa nhiều, rất khó tiêu hóa và cũng mất đi hầu hết các chất dinh dưỡng. Vì vậy, đừng bao giờ luộc trứng quá 10 phút.
Bảng thời gian cho trứng luộc “hoàn hảo” là:
– 4 phút: Phần lòng trắng đã đông nhưng vẫn mềm, lòng đỏ mới chỉ có lớp viền mỏng ở bên ngoài là đông, nếu bạn cắt ngang, lòng đỏ sẽ chảy ra sóng sánh.
– 6 phút: Trứng lòng đào, lòng đỏ không chảy nữa mà ươn ướt lóng lánh ở giữa, lòng đỏ ăn dẻo.
– 10 phút: Lòng trắng rắn, lòng đỏ đã đông lại, nhưng vẫn còn mềm, khi ăn thì bở và bùi.
Không ngâm trong nước lạnh
Để dễ bóc, nhiều người có thói quen cho trứng vào nước lạnh khi vừa luộc chín. Tuy nhiên, theo các chuyên gia đây là hành động sai lầm khiến món ăn nhiễm khuẩn.
Về vấn đề này, chuyên gia tư vấn Kim Mai chia sẻ: "Trứng vừa luộc chín ngâm vào nước lạnh (lã) sẽ dễ bóc vỏ hơn. Việc làm này khiến cho vỏ trứng và phần lòng trắng sẽ co lại do gặp lạnh, tạo thành khe hở.
Tuy nhiên, bạn không nên áp dụng cách làm thiếu khoa học này vì nước lã chứa lượng lớn vi khuẩn. Trứng gà sau khi đã luộc chín thì vỏ trứng không còn tác dụng ngăn chặn vi khuẩn.
Lưu ý:
Đúng là vỏ ngoài của trứng sống rất bẩn, nhưng bạn cũng không nên vì thế mà lau hoặc rửa cho sạch trước khi cất vào tủ lạnh vì trên vỏ trứng có một lớp màng nhỏ bao bọc, khiến cho trứng gà bóng và sờ vào có cảm giác trơn láng.
Nó có tác dụng đóng các lỗ thông khí của trứng gà lại, ngăn ngừa các bụi bẩn, vi khuẩn ở môi trường bên ngoài xâm nhập vào lòng trứng và chỉ cho phép oxy lọt vào lòng trứng.
Nếu rửa sạch vỏ trứng, lớp màng này sẽ mất đi, vi khuẩn trong không khí sẽ xâm nhập vào trong trứng dễ khiến cho quả trứng bị hỏng. Khi cất trứng, bạn không nên để chung với những thứ có nhiều tinh dầu như gừng, hành, ớt. Mùi của những loại gia vị này sẽ xâm nhập vào bên trong thông qua lỗ thông khí ở vỏ làm cho trứng bị biến chất, nếu để thời gian dài sẽ gây ung".
Chi Chi (Tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Xem thêm video: [mecloud]tZuKWxveIf[/mecloud]
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua