5 món ăn là "vua canxi" giúp trẻ phát triển chiều cao cực nhanh
Canxi đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển chiều cao của trẻ. Bên cạnh đó, đối với người lớn, khi tuổi tác càng tăng thì lượng canxi cũng thiếu hụt dần. Thông thường, mọi người bổ sung canxi thông qua các món hầm có xương, nhưng thực tế vẫn còn nhiều thực phẩm chứa lượng canxi rất lớn mà ít người biết đến.
1. Rong biển, đậu phụ
Rong biển có hàm lượng magiê rất cao, cùng với canxi và kali, nó giúp duy trì mật độ xương, thần kinh và sự co cơ. Thành phần EPA và DHA trong rong biển có thể ngăn ngừa cơ thể lão hóa, nó cũng chứa rất nhiều taurine có thể làm giảm cholesterol có hại , bảo vệ gan. Rong biển chứa nhiều chất xơ giúp thúc đẩy nhu động ruột, giúp ruột luôn được khỏe mạnh.
Ăn 2-3 lần một tuần canh rong biển có thể đảm bảo hàm lượng sắt của cơ thể và ngăn ngừa thiếu máu.
- Gợi ý: Canh đậu phụ rong biển
Đậu phụ chứa canxi gấp 1.6 lần so với sữa. Nó không phải được nấu như canh xương trong một thời gian dài, không chứa dầu mỡ lại bổ dưỡng hơn, phù hợp với trẻ em.
- Người không nên ăn: người có dạ dày tiêu hóa kém nên ăn ít hoặc không ăn.
2. Mè đen
Mè đen chứa nhiều loại axit amin, vitamin E1 và B1, nhiều người không biết rằng mè đen có hàm lượng canxi cao hơn rau và thịt và trứng. Tỷ lệ canxi với magiê của nó là 2.6: 1 , gần nhất với tỷ lệ hấp thụ vàng lý tưởng.
Các chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra rằng nếu muốn hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng của mè đen, nên nghiền thành bột mịn để vỏ mè đen không gây hại cho đường tiêu hóa và cơ thể hấp thụ hiệu quả hơn.
- Gợi ý: bột mè đen nguyên chất, có thể nấu chè hoặc pha vào bột làm bánh.
- Ai không nên ăn: những người tiêu hóa kém không nên ăn. Nhiệt độ và chất béo của mè đen tương đối cao, vì vậy tốt nhất nên ăn ít.
3. Đậu đen
- Gợi ý: Chè đậu đen hoặc hầm đậu đen với gà ác, sườn heo…
- Ai không nên ăn: Đậu đen có hàm lượng protein cao và không dễ tiêu hóa. Những người có vấn đề nghiêm trọng về dạ dày nên ăn ít.
4. Tảo bẹ
Hàm lượng canxi của tảo bẹ gấp đôi sữa và được cơ thể hấp thụ dễ dàng hơn. Các axit béo không bão hòa trong tảo bẹ giúp làm sạch cholesterol và giảm mỡ máu và hạ huyết áp.
- Gợi ý: súp tảo bẹ
- Ai không nên ăn: tảo bẹ có hàm lượng iốt cao, bệnh nhân bị cường giáp không nên ăn, nó sẽ làm tình trạng trở nên trầm trọng hơn. Phụ nữ có thai và cho con bú không nên ăn nhiều, không tốt cho thai nhi hoặc tuyến giáp của em bé.
5. Nấm mèo
Nấm mèo còn được gọi là "vua của nguyên tố", hàm lượng canxi của nó gấp 7 lần so với hải sản.
Nấm mèo nên được ngâm trong nước lạnh, không nên dùng với nước nóng, không ngâm quá lâu trên 2 tiếng, rửa sạch để loại bỏ tạp chất.
- Gợi ý: nấm mèo xào rau củ
- Ai không nên ăn: những người có dạ dày kém và tiêu hóa kém nên ăn ít nấm, nếu không sẽ dễ gây khó tiêu, tiêu chảy và đầy hơi.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Đứa trẻ có những đặc điểm này, tương lai dễ thấp lùn, khó phát triển chiều cao
- 8 sai lầm ăn uống khiến trẻ chậm phát triển chiều cao, mẹ nhất định phải biết
- 3 tín hiệu nhận biết trẻ bắt đầu phát triển chiều cao mạnh nhất: 4 việc cha mẹ nên làm gấp
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua