Dòng sự kiện:

Đứa trẻ có những đặc điểm này, tương lai dễ thấp lùn, khó phát triển chiều cao

Theo Khám phá
21:07 29/10/2018
Theo số liệu gần đây, khoảng 50% trẻ em không đạt được chiều cao di truyền và không thể đáp ứng mong đợi của cha mẹ.

Chiều cao di truyền được dựa trên chiều cao của cha mẹ để tính toán chiều cao tương lai của trẻ, công thức như sau:

Bé trai (cm) = (chiều cao của cha + chiều cao mẹ) / 2 + 6,5

Bé gái = (chiều cao của cha + chiều cao của mẹ) / 2 - 6,5

Con số cuối cùng là dự đoán chiều cao tương lai của trẻ. Tất nhiên, con số này không hoàn toàn chính xác. Chiều cao của trẻ không chỉ phụ thuộc vào di truyền mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan như môi trường sống, dinh dưỡng, luyện tập...Chính vì vậy mới có chuyện, cha mẹ không cao nhưng con vẫn lớn nhất lớp và trường hợp cha mẹ cao nhưng con lại khó tăng trưởng.

dua tre co nhung dac diem nay, tuong lai de thap lun, kho phat trien chieu cao - 1

Những đặc điểm này sẽ khiến trẻ khó phát triển chiều cao, mẹ cần biết để sớm thay đổi:

1. Đứa trẻ hay uống nước ngọt có ga

Bọt khí trong nước uống có ga chứa chất hóa học “ăn mòn” canxi của xương, gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển chiều cao của bé. Con bạn có thể bị lùn hơn so với ngưỡng chiều cao mà bé có thể đạt được nếu như uống nước có ga quá nhiều. Các chuyên gia y tế khuyên mẹ nên thay loại đồ uống này, chẳng hạn bạn có thể cho bé uống nước chanh, đây là loại thức uống rất tốt cho thể chất và tinh thần của bé.

dua tre co nhung dac diem nay, tuong lai de thap lun, kho phat trien chieu cao - 2

2. Đứa trẻ hay đi ngủ muộn, có khi thức cả đêm

Giấc ngủ đầy đủ có một vai trò rất quan trọng cho chiều cao của trẻ bởi vì việc thúc đẩy tiết ra hormone tăng trưởng chiều cao nhiều nhất sẽ đạt trong khoảng 23:00-02:00. Thời gian đứa trẻ đang ở trong một giấc ngủ sâu vào ban đêm có lợi cho sự tiết hormon. Để con đạt được giấc ngủ sâu vào lúc 23:00, cha mẹ nên bắt đầu cho con đi ngủ từ 9 giờ và tránh thức khuya.

3. Đứa trẻ dậy thì sớm

Trẻ nhỏ hiện nay ăn uống tốt, ăn nhiều thực phẩm dinh dưỡng dẫn đến hiện tượng dậy thì sớm. Ban đầu, trẻ sẽ nặng cân, to cao nhưng sau đó, sự phát triển của xương sẽ sớm đóng lại, ảnh hưởng đến chiều cao cuối cùng. Nếu mẹ thấy một bé gái có biểu hiện dậy thì, phát triển giới tính trước 8 tuổi và bé trai trước 9 tuổi, khả năng con có được chiều cao lý tưởng là rất thấp.

4. Đứa trẻ thiếu dinh dưỡng

Trẻ kén ăn, lười ăn, chỉ ăn một vài thực phẩm nhất định sẽ dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng trong cơ thể. Lượng dinh dưỡng không đồng đều sẽ dẫn đến tác động lâu dài mà cụ thể là chiều cao khi lớn.

Nguồn: Gia đình Việt Nam