5 nguyên nhân chính gây ra bệnh tiêu chảy ở trẻ
Tiêu chảy là hiện tượng phổ biến, thường xuyên xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Do hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu, chưa hoàn thiện cùng với đó hệ thống miễn dịch, sức đề kháng của trẻ còn kém nên dễ bị các vi khuẩn xâm nhập, tấn công hay chế độ ăn uống không đảm bảo cũng có thể gây ra tiêu chảy. Vấn đề đặt ra là những nguyên nhân nào gây tiêu chảy ở trẻ để có giải pháp điều trị kịp thời. Hãy cùng chúng tôi điểm qua 5 nguyên nhân chính dưới đây.
1.Trẻ bị tiêu chảy do không thích nghi kịp với lượng thức ăn
Do hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu và chưa hoàn thiện nên khi mẹ sử dụng một loại thức ăn mới nào đó khiến hệ tiêu hóa, dạ dày của trẻ chưa quen nên chưa thích nghi kịp. Vì vậy dẫn đến hiện tượng tiêu chảy ở trẻ.
Sử dụng thuốc kháng sinh không đúng cách cũng là nguyên nhân gây ra tiêu chảy ở trẻ
Nhiều trẻ không có khả năng dung nạp lactose - chất đường có trong sữa bò hoặc cá sản phẩm từ sữa. Vì vậy khi trẻ dùng sữa bò, các sản phẩm từ sữa sau 2 tiếng đồng hồ thường gây ra hiện tượng đau bụng và tiêu chảy.
2.Trẻ bị tiêu chảy do virus tấn công
Sức đề kháng của trẻ còn non yếu cùng với khả năng miễn dịch thấp nên trẻ dễ bị virus tấn công, xâm nhập vào cơ thể. Từ đó gây ra hiện tượng tiêu chảy. Một số virus không những gây tiêu chảy cho bé mà còn làm cho bé nôn, đau bụng, sốt, rùng mình,...
3. Nhiễm khuẩn - nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ
Khi trẻ bị nhiễm khuẩn thì khả năng bé mắc tiêu chảy là cao với những biểu hiện thường thấy là sốt, đi ngoài ra máu, chuột rút. Vì vậy lời khuyên của các bác sĩ là nên cho trẻ ăn chín, uống sôi để diệt trừ các vi khuẩn gây hại có trong thức ăn hay nước uống.
4.Thuốc kháng sinh dễ gây tiêu chảy cho trẻ
Nhiều trường hợp do trẻ dùng thuốc kháng sinh nên gây ra hiện tượng tiêu chảy. Bởi thuốc kháng sinh khi vào cơ thể có thể tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi trong ruột. Vì vậy các vi khuẩn gây hại có cơ hội tấn công, gây chứng tiêu chảy ở trẻ.
5. Sử dụng nhiều nước trái cây cũng là nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ
Nước trái cây rất tốt cho hệ tiêu hóa cũng như sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên trẻ chỉ nên sử dụng một lượng vừa đủ chứ không nên cho trẻ sử dụng quá nhiều. Trong nước trái cây có chứa đường fructose và sorbitol . Khi hai chất này tăng lên vượt quá mức cho phép sẽ dẫn đến hiện tượng tiêu chảy ở trẻ.
Trẻ uống nhiều nước trái cây cũng gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, dẫn đến bệnh tiêu chảy
Các chuyên gia khuyên dùng khi trẻ bước vào độ tuổi ăn dặm thì lượng nước trái cây sử dụng tối đa cho trẻ trong ngày từ 100ml đến 150ml.
Ngoài 5 nguyên nhân chính trên, còn một số nguyên nhân khác nữa như ngộ độc, nhiễm ký sinh trùng, dị ứng thức ăn... cũng có thể gây ra hiện tượng tiêu chảy ở trẻ. Cha mẹ cần theo dõi để kịp thời điều trị, tránh để lại những biến chứng nguy hiểm.
Nguyễn Nhàn
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua