5 sai lầm khi uống nước vào mùa hè
Nhu cầu cung cấp nước cho cơ thể mùa nắng nóng là điều cần thiết, nhưng giải nhiệt không đúng cách khi nhiệt độ cao có thể dẫn đến nguy cơ mất nước, khiến cơ thể càng mệt mỏi và làm việc kém hiệu quả.
1. Uống nước lạnh khi vừa đi nắng về
Theo Boldsky, mùa hè đến với không khí oi bức dễ khiến bạn “bốc hỏa”. Uống một ly nước lạnh sau khi đi nắng về để cảm thấy tỉnh táo là sự lựa chọn của nhiều người. Tuy nhiên theo các chuyên gia, nước lạnh không thực sự tốt cho sức khỏe như mọi người nghĩ.
Uống nước đá mùa nắng nóng không tốt cho cơ thể. Ảnh: Internet
Thực tế, nước lạnh làm chậm hoạt động của hệ thống tiêu hóa và cũng là không tốt cho sức khỏe tổng thể của bạn. Thay vì nước lạnh hãy chọn uống nước ấm để tốt cho cơ thể hơn, hoặc chỉ nên sử dụng một chút đá để làm mát.
2. Uống nhiều nước trong thời gian ngắn vào mùa nóng
Theo Trung tâm truyền thông sức khỏe Trung ương, uống nước nhiều trong một thời gian ngắn sẽ khiến máu loãng ra, làm tăng gánh nặng cho tim. Điều này sẽ rất nguy hiểm nếu bạn vừa tập thể dục, chạy, làm việc nặng... Thêm vào đó, trong những ngày nắng nóng, cơ thể đổ mồ hôi nhiều, uống quá nhiều nước trong một thời gian ngắn sẽ làm tăng tiết mồ hôi và tăng thêm sự mất các chất điện giải như natri, kali nên càng có cảm giác khát nhiều hơn.
3. Uống nước có ga
Theo Livestrong, loại đồ uống này có tác hại như thuốc lá. Hầu hết nước ngọt có ga đều chứa nhiều đường và các chất làm ngọt nhân tạo như aspartame. Chất hóa học này gây ra tới 92 tác dụng phụ khác nhau liên quan đến các vấn đề về u não, dị tật bẩm sinh, tiểu đường, rối loạn cảm xúc, động kinh…
Nắng nóng dễ khiến cơ thể mất nước, mệt mỏi, uống nước ngọt có ga vào thời điểm này không thể giải nhiệt mà còn làm trầm trọng tình trạng, khiến người uống dễ cáu kỉnh, đau đầu và đau cơ bắp hơn.
4. Dùng bia, rượu lạnh để giải nhiệt
Rượu bia được cho là một thuốc lợi tiểu do chúng góp phần làm tăng lượng nước tiểu và khiến cơ thể đối diện với nguy cơ mất nước. Phát ngôn viên của Viện dinh dưỡng và Chế độ ăn của Mỹ, bà Heather Mangieri khuyên rằng, nếu bạn thật sự khát và muốn uống rượu lạnh, bạn hãy lựa chọn thêm một chai nước đi kèm, bạn có thể uống nước trước rồi đến rượu, lần lượt, đều đặn để giúp ngăn chặn sự mất nước và nôn nao khó chịu ngày hôm sau.
5. Uống cố định 2 lít nước/ngày
Mùa hè hãy uống nhiều nước hơn ngày thường và tùy theo nhu cầu cơ thể. Ảnh: Internet
Theo trung tâm Truyền thông sức khỏe trung ương, hầu hết mọi người đều biết nên uống khoảng 8 cốc nước (tương đương 2 lít) mỗi ngày. Tuy nhiên, đó chỉ là khuyến nghị chung, còn lượng nước thực tế một người cần uống phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như cân nặng, cường độ vận động, môi trường làm việc, và khí hậu. Vào những ngày nóng mà phải ra ngoài, bạn nên uống nhiều nước hơn để bù cho lượng nước mất do mồ hôi toát ra. Việc này không chỉ giúp bạn đỡ mất nước mà còn phòng tránh các bệnh do nắng nóng gây ra.
Nếu bạn ngồi trong phòng điều hòa cả ngày, cả cơ thể bạn và da bạn đều bị tác động của sự mất nước, bạn cũng cần uống nhiều hơn.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Có nên cho trẻ uống nước trái cây thường xuyên không?
- Thanh lọc cơ thể, đẹp da nhanh chóng chỉ bằng cách uống nước đúng giờ
- 'Uống' nước biển quá nhiều có thể tăng nguy cơ kháng kháng sinh
- Uống nước như thế nào là đúng cách, tăng cường sức khỏe
- Uống nước ngọt có ga là nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn, lười vận động
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua