Dòng sự kiện:

5 sự thật về các món ăn từ thịt lợn khiến bạn giật mình

17:56 01/12/2015
Các món ăn chế biến từ lợn trở nên không thể thiếu trên mâm cơm gia đình Việt. Tuy nhiên, nhiều người không biết rằng rất có thể bản thân đang vướng phải những lỗi phổ biến khi ăn gây nguy hiểm cho sức khỏe.

 

 

 

[mecloud]l4T2FQRjoD[/mecloud]

1. Óc lợn không giúp con thông minh

Với quan niệm ăn gì bổ nấy, nhiều người cho rằng ăn óc lợn sẽ giúp trí não phát triển. Tuy nhiên, đây là sai lầm. Óc lợn không những không hỗ trợ phát triển trí não mà còn khiến cho người ăn, đặc biệt là trẻ nhỏ phải đối mặt với nguy cơ béo phì, rối loạn mỡ máu, tim mạch…

Cứ 100g óc lợn có tới 2500mg cholesterol, tức là gấp 8 lần nhu cầu cholesterol của một người một ngày. Trong khi đó chất đạm có trong óc lợn lại thua xa thịt nạc.

2. Lòng già, lòng non khiến nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn

Hai bộ phận lòng già, lòng non cũng như các nội tạng khác của lợn chứa rất nhiều protein và cholesterol. Điều này không có lợi cho những người có bệnh tim mạch, tiểu đường, cholesterol máu, rối loạn chuyển hóa.

Nếu ăn trong tình trạng chưa chín sẽ rất nguy hiểm do trong ruột lợn có chứa coli và các vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, tả lỵ, thương hàn… Ăn nhiều nội tạng cũng chính là nguyên nhân gây các bệnh nguy hiểm khác như gout, viêm tụy cấp, gan nhiễm mỡ, béo phì.

3. Chân giò gây khó tiêu

Chân giò chủ yếu chứa protein, chất béo và chất keo protit. Ngoài ra, thực phẩm này còn có canxi, sắt, vitamin A, B, C. Song, lượng chất béo ở chân giò không tốt khi cơ thể ăn quá nhiều.

Chưa kể chân giò có nhiều chất béo sẽ khiến quá trình tiêu hóa gặp nhiều khó khăn và không tốt với người có dấu hiệu cholesterol tăng cao.

4. Gan lợn tập trung nhiều mầm bệnh

Gan lợn luôn được biết đến là bộ phận chứa nhiều dinh dưỡng: đạm, vitamin A, B, D, nicotilic và axid folid. Đặc biệt Vitamin A trong gan lợn cao gấp nhiều lần so với thịt, cá, trứng, sữa. Bởi vậy, nhiều người ưa chế biến gan cho trẻ nhỏ, người già, người ốm, phụ nữ mang thai ăn mà không biết rằng “yêu nhau cho ăn tiết, giết nhau cho ăn gan”.

Gan là bộ phận chuyển hóa và đào thải chất độc trong cơ thể lợn nên tại bộ phận này cũng tập trung nhiều chất cặn bã, mầm bệnh, cùng một hàm lượng độc tố nhất định. Trong gan cũng có nhiều ký sinh trùng như sán, virus gây bệnh.

Vì thế, khi mua gan nên chú ý lựa chọn gan có màu sắc tươi đặc trưng, không có đốm trắng, đỏ hay màu sắc bất thường. Trước khi chế biến, nên ngâm gan trong sữa tươi 30 phút để giúp tẩy mùi hôi và độc tố trong gan.

5. Ăn tiết canh dễ khiến nhiễm liên cầu khuẩn

Tiết của lợn nếu ăn chín sẽ không sao nhưng rất nhiều người có sở thích ăn tiết canh, tức máu sống của lợn.

Nếu lợn nhiễm liên cầu khuẩn Streptococcus suis (S.suis) (kể cả lợn bệnh và lợn lành mang trùng không phát bệnh), trong máu lợn sẽ chứa một lượng lớn vi khuẩn.

Khi ăn tiết canh chưa được nấu chín thì liên cầu khuẩn từ thức ăn đó sẽ xâm nhập vào cơ thể người và gây bệnh.

Ở Việt Nam, trên 70% bệnh nhân mắc bệnh liên cầu khuẩn lợn là do ăn tiết canh lòng lợn. Người nhiễm bệnh có triệu chứng viêm não, xuất huyết, viêm phổi, viêm cơ tim và viêm khớp. Tỷ lệ tử vong khoảng 7%.

6. Những món không kết hợp cùng thịt lợn

Thịt bò: Không nên chế biến thịt lợn cùng thịt bò trong cùng một món ăn. Bởi thịt lợn tính hàn còn thịt bò lại tính ôn, ích khí chính vì vậy chúng tương khắc nhau, hạn chế thế mạnh của nhau, làm giảm giá trị dinh dưỡng của mỗi loại thực phẩm.

Quả mơ: Hay thịt lợn và mỡ lợn kiêng ăn với quả mơ. Quả mơ tính chua, thịt mỡ lợn tính ngọt, lạnh nếu ăn phải sinh ra tả, lỵ.

Đậu tương: Ngoài ra, cũng không nên kết hợp thịt lợn và đậu tương. Đậu tương là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng với 60 – 80% là phốt pho. Khi kết hợp chế biến đậu tương với thịt lợn trong cùng một món ăn, hàm lượng phốt pho trong đậu tương có khả năng làm giảm giá trị dinh dưỡng của thịt lợn, đặc biệt là khi thịt càng nạc.

Chi Chi (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

 >> Video đang hot: [mecloud]bcMTEk5qPv[/mecloud]