Dòng sự kiện:

6 biến chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ mẹ nên biết

18:02 16/02/2016
Thay đổi nội tiết khi mang thai làm cho phụ nữ dễ bị các biến chứng, và một biến chứng thường gặp như là tiểu đường thai kỳ.

 

 

 

Mặc dù lượng đường trong máu trở lại bình thường sau khi sinh, nhưng bệnh tiểu đường thai kỳ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh khác, cả em bé cũng thế.

Tiến sĩ Shilva, Tư vấn PGI, Bệnh viện Paras Bliss, Panchkula, nói rằng những biến chứng liên quan đến thai không nên xem nhẹ. Dưới đây là cách tiểu đường thai kỳ có thể gây tổn hại cho phụ nữ và trẻ em.

Có thể ảnh hưởng đến thai nhi đang phát triển - Nếu bệnh tiểu đường thai kỳ không được điều trị, nó có thể dẫn đến thai to, có nghĩa là em bé có cân nặng khi sinh hơn 8 pound (khoảng 3,6 kg) và lớn hơn so với trung bình đáng kể. Ngoài ra, nếu người mẹ có một lượng đường trong máu lúc đói hơn 105 mg/ dl, nguy cơ thai chết trong 4-8 tuần cuối cùng của thai kỳ tăng lên. Tiểu đường thai nghén cũng ảnh hưởng đến sự phát triển não của thai nhi.

Béo phì và bệnh tiểu đường - Tiến sĩ Shilva nói rằng các em bé sinh ra từ các bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ có nhiều khả năng bị béo phì và tiểu đường. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Current Opinion Obstetrics and Gynaecology nói rằng tăng đường huyết trong thai kỳ và insulin huyết cao có thể khiến bé mắc bệnh béo phì và kháng insulin.

Béo bụng- Phụ nữ có xu hướng tăng cân xung quanh vùng bụng khi mang thai. Nhiều phụ nữ thoát khỏi tình trạng này bằng cách tập thể dục. Tuy nhiên, nếu một người phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ, càng có nguy cơ bị béo bụng.

Tiểu đường loại 2 - Những phụ nữ bị bệnh tiểu đường thai kỳ, có nhiều khả năng bị bệnh tiểu đường loại 2. Ngoài ra, hơn một nửa số phụ nữ mắc tiểu đường lúc mang thai bị phát triển bệnh tiểu đường loại 2 trong 20 năm tiếp theo.

Bệnh tim mạch - Tiểu đường thai nghén ảnh hưởng đến nồng độ lipid huyết thanh và có thể gây tăng huyết áp, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch khác nhau.

Tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai sau - Tiến sĩ Shilva nói rằng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai tiếp theo tăng nếu người mẹ bị tiểu đường trong quá trình mang thai đầu tiên. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí chăm sóc bệnh tiểu đường, tỷ lệ tái phát tiểu đường thai kỳ có thể giảm cùng với những nỗ lực giảm béo phì sơ sinh và tình trạng béo phì trước khi mang thai của người mẹ.

Chi Chi (theo The Health Site)

Nguồn: Gia đình Việt Nam