6 bộ phận của lợn ăn càng ít càng đỡ nguy hiểm
Tin liên quan
6. Óc lợn
Theo Th.S Lê Thị Hải, giám đốc Trung tâm khám và tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh Dưỡng. “Óc lợn là phủ tạng chứa rất là nhiều chất béo. Đặc biệt là hàm lượng cholesterol trong óc lợn rất cao. 100g óc lợn chưa tới 2500 mg cholesterol, tức là gấp 8 lần nhu cầu cholesterol của một người một ngày.
Chính vì vậy chất đạm trong óc lợn chỉ có 9 g trong 100 g thôi, thấp hơn rất nhiều so với các loại thực phẩm khác. Óc lợn mà với chất đạm ít và chất béo cao như vậy thì các cháu ăn vào không thể thông minh được và thậm chí ăn quá nhiều còn làm cho các cháu bị béo phì nữa.
Và đương nhiên có thể nói trong khía cạnh nào đó không những không thông minh mà còn làm cho các cháu kém thông minh đi vì khi béo quá còn ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ”.
5. Gan lợn
Mọi người thường rất thích ăn món gan lợn xào giá đỗ. Tuy nhiên, đây là một thực phẩm không nên được lựa chọn ăn thường xuyên.
Gan chứa nhiều dưỡng chất nhưng đồng thời nó chuyển hóa và đào thải chất độc nên bộ phận này tập trung nhiều chất cặn bã, mầm bệnh và một hàm lượng độc tố nhất định. Đồng thời, trong gan cũng chưa nhiều ký sinh trùng như sán và các loại virus gây bệnh.
Vì thế, nếu muốn ăn gan lợn, bạn nên tìm hiểu trước cách chọn gan và cách chế biến gan sao cho an toàn nhất.
4. Mỡ lợn
Chuyên gia Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho rằng, tuyệt đối không sử dụng mỡ động vật nếu không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) hoặc bị nấm mốc. Nhiều loại nấm mốc khiến thực phẩm bị hư hỏng, giảm phẩm chất, thậm chí gây bệnh cho người và động vật.
Trường hợp nặng do nhiễm độc tố nấm có thể gây tổn thương ở gan, thận và có thể gây độc cho tim, tác động vào máu, hệ tuần hoàn và hệ thần kinh.
Bên cạnh đó, độc tố Aflatoxin do nấm Aspergillus flavus sinh ra có thể gây ung thư g an nguy ên phát; một số khác tuy không sinh ra chất độc nhưng lại biến đổi những chất bình thường, vô hại thành các chất độc.
Ngoài ra, những người bị máu nhiễm mỡ, bị bệnh béo phì càng không nên ăn nhiều mỡ lợn nói riêng và mỡ động vật nói chung vì làm cho tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn.
3. Chân giò, móng giò
Chân giò hầm là món mà nhiều sản phụ được khuyên dùng để tăng khả năng tiết sữa cho con bú.
Chân giò, móng giò chủ yếu chứa protein, chất béo và chất keo protit. Ngoài ra, thực phẩm này còn có canxi, sắt, vitamin A, B, C. Tuy nhiên, lượng chất béo ở chân giò, móng giò không tốt cho cơ thể nếu bạn ăn quá nhiều.
Đó là chưa kể chân giò có nhiều chất béo, điều này sẽ khiến quá trình tiêu hóa gặp nhiều khó khăn và không tốt với người có dấu hiệu cholesterol tăng cao.
2. Lòng già, lòng non
Lòng lợn, cháo lòng là những món ăn quen thuộc vào mỗi sáng của nhiều người. Tuy nhiên, nếu cứ duy trì đều đặn mỗi sáng, có thể bạn đang hủy hoại sức khỏe của chính bạn.
Lòng lợn chứa rất nhiều protein và cholesterol. Điều này không có lợi cho những người có bệnh tim mạch, tiểu đường, cholesterol máu và rối loạn chuyển hóa. Do đó, nếu bạn ăn chúng trong tình trạng chưa chín thì sẽ rất nguy hiểm bởi vì ruột lợn có chứa coli và các vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, tả lỵ, thương hàn…
Ngoài ra, ăn nhiều nội tạng cũng chính là nguyên nhân gây các bệnh nguy hiểm khác như gout, viêm tụy cấp, gan nhiễm mỡ, béo phì.
1. Tiết lợn sống
Tiết lợn sống thường được dùng cho món tiết canh. Nhiều người không nề hà màu sắc mà chọn tiết canh là món ăn yêu thích nhất.
Tuy nhiên, tiết của lợn nếu đã được nấu chín thì không sao nhưng khi ăn sống thì rất có hại. Ở Việt Nam, trên 70% bệnh nhân mắc bệnh liên cầu khuẩn lợn là do ăn tiết canh lòng lợn. Người nhiễm bệnh có triệu chứng viêm não, xuất huyết, viêm phổi, viêm cơ tim và viêm khớp. Tỷ lệ tử vong khoảng 7%.
Chi Chi (Tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Video được xem nhiều nhất: [mecloud]pMweVE6z5g[/mecloud]
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua