6 cách nói thông minh để con nghe lời răm rắp, các mẹ đã biết chưa?
Khi nào… thì
Mẹ hãy sử dụng kiểu câu này khi muốn con làm một việc gì đó. Chẳng hạn “Khi nào con đánh răng xong thì mẹ sẽ kể chuyện cho con ngủ”, “Khi nào con làm xong bài tập thì mẹ sẽ cho con ăn kem…”.
Thay vì sử dụng từ “nếu” mẹ hãy dùng từ “khi nào” sẽ giúp câu nói trở nên nhẹ nhàng, mang ý nghĩ tích cực và thúc giục hơn. Con biết chắc chắn rằng mình sẽ có được lợi ích ngay khi hoàn thành công việc mẹ giao, nhờ đó mà bé sẽ làm nhanh chóng mà không cần mẹ phải thúc giục.
Khi con… mẹ cảm thấy… bởi vì
Nếu không muốn con làm một việc gì đó, hãy sử dụng kiểu câu “Khi con… mẹ cảm thấy… bởi vì”. Chẳng hạn như “Nếu con chạy lung tung trong siêu thị mẹ cảm thấy rất lo lắng bởi vì con có thể bị lạc và không thể gặp lại mẹ được nữa”.
Với cách nói như vậy, con sẽ cảm nhận được nỗi lòng của mẹ và biết vì sao mình không nên làm việc đó. Bằng cách này con sẽ ngoan ngoãn nghe lời một cách tự nguyện. Trong trường hợp này nếu bạn quát mắng hoặc dọa nạt sẽ chỉ càng khiến con thêm tò mò và hình thành tâm lý phản kháng, cố tình làm điều mà mẹ không muốn.
Hãy cho con được lựa chọn
Đừng bao giờ ép buộc con trong mọi vấn đề, bởi sự ép buộc chỉ khiến con miễn cưỡng nghe lời trong giây lát, lâu dần bé sẽ có tâm lý phản kháng vì bị gò bó quá mức. Chính vì thế, hãy để con được lựa chọn. Khi đã tự mình lựa chọn, chắc chắn bé sẽ có ý thức và trách nhiệm để hoàn thành nó. Mẹ có thể hỏi con “Con muốn đánh răng trước hay thay đồ ngủ trước?”, “Con muốn giúp mẹ quét nhà hay đi rửa rau?”… Khi được quyền lựa chọn, bé sẽ cảm thấy công việc mình cần làm là bị ép buộc và vui vẻ thực hiện.
Bắt đầu chỉ thị của bạn bằng từ mẹ muốn
Đừng đưa ra hiệu lệnh một cách cộc lốc kiểu “Đi học bài ngay”, bởi nó nghe thật cục cằn và bé có thể chẳng thèm nghe. Thay vì vậy hãy nói “Mẹ muốn con đi học bài ngay”. Cách nói này không bị cộc lốc mà vẫn đủ thể hiện “quyền uy” khiến trẻ nghe lời hơn.
Hãy nhìn vào mắt con
Mỗi khi muốn con làm một việc gì đó, hay giảng giải cho con nghe điều gì mẹ hãy ngồi xổm, nhìn thẳng vào mắt con và nói. Hãy dùng ánh mắt nghiêm túc nhưng vẫn đủ dịu dàng để con không bị sợ hãi. Ở tư thế này, con sẽ tập trung và lắng nghe những lời mẹ nói hơn. Cách này cũng giúp mẹ gần gũi và thể hiện sự tôn trọng với con.
Gọi tên
Khi muốn bé làm việc gì, bạn hãy gọi hẳn tên của con, chẳng hạn “Bon lấy giúp mẹ chiếc cốc”, “Xu Xu dọn đồ chơi của con vào thùng đi nào”… Khi được gọi thẳng tên, con sẽ tập trung hơn và biết chắc chắn đó là nhiệm vụ của mình. Nếu mẹ không thêm tên con vào câu nói, bé có thể giả lơ như không biết và lờ đi công việc đó.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- 12 cách dạy con của vợ chồng Hoàng tử William cha mẹ nào cũng nên học hỏi
- Vì sao cha mẹ nên dừng ngay câu nói vô tác dụng 'Cẩn thận đấy con!'
- 3 bí mật trong cách dạy con của Bill Gates mà mọi cha mẹ nên biết
- Mẹ thường xuyên nói 4 câu "thần chú" này, con lớn lên thông minh xuất sắc, thành danh thành tài
- 4 tuyệt chiêu của cha mẹ Nhật giúp dạy con thành đứa trẻ tự lập, ham học hỏi
- 4 phương pháp không hề tốn kém nhưng giúp cha mẹ tạo nên những đứa trẻ IQ cao vượt trội
- 5 kiểu gia đình nuôi dạy nên những đứa trẻ xuất chúng: Không chỉ giỏi giang mà còn hiếu thảo
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua