Dòng sự kiện:

6 điểm chung của những phụ huynh có con thành đạt

15:29 08/09/2015
Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng việc nuôi dạy con của những ông bố bà mẹ ảnh hưởng đến sự thành công của con trong tương lai.
 Dạy con kỹ năng xã hội
 
Một nghiên cứu được tiến hành bởi các nhà khoa học của trường Đại học Penn State và Đại học Duke cho biết những đứa trẻ chứng tỏ khả năng hợp tác và giúp đỡ các bạn bè đồng trang lứa khác, thường dễ kiểm soát cảm xúc và dễ giải quyết vấn đề của chúng hơn. Những đứa trẻ có kỹ năng xã hội tốt sẽ dễ thành công hơn trong tương lai. Ngược lại, những đứa trẻ không được bố mẹ dạy các kỹ năng xã hội như sự hợp tác, hay tính kiên nhẫn,… sẽ dễ sa vào những tệ nạn xã hội trong tuổi vị thành niên. Bởi vậy, Trẻ em cần được rèn luyện giúp đỡ và rèn luyện và thực hành kỹ năng xã hội mới. Trẻ em cần phải học cách chia sẻ và sử dụng lời nói của họ để không trở nên hung hăng để phát triển tình bạn lành mạnh. Huấn luyện trẻ nhỏ những kỹ năng xã hội cơ bản như giao tiếp bằng mắt, bằng tay …Cung cấp cho học lời khen ngợi. Trẻ cần thực hành các kỹ năng xã hội như thông qua trò chơi, giao tiếp, tiếp xúc, đối phó với những tình huống trong xã hội…

Đặt kỳ vọng cao vào con

Một nghiên cứu được thực hiện trên 6.000 học sinh mẫu giáo, bởi giáo sư đại học California Los Angeles, phát hiện những kỳ vọng mà phụ huynh đặt ra cho con cái có ảnh hưởng tới thành tự mà chúng đạt được trong tương lai. Cụ thể, những đứa con của các bậc phụ huynh tin con của họ sẽ đạt đến trình độ đại học thì bài kiểm tra đạt tiêu chuẩn cao hơn so với trẻ có bố mẹ không quan tâm đến việc con có học đại học hay không. 57% trẻ đạt kết quả kém nhất có bố mẹ kỳ vọng chúng sẽ vào đại học, trong khi 96% trẻ đạt kết quả cao nhất được kỳ vọng sẽ học đại học

Thường thì phụ huynh của những người thành đạt thường đặt ra cho con cái những kỳ vọng lớn, những đỉnh cao để con chinh phục ngay từ ấu thơ. Những mục tiêu dài hạn mà bố mẹ yêu cầu con phải đạt được đóng vai trò quan trọng trong việc dự đoán những thành công của con trong suốt thời gian học tập tại trường.

Họ tin vào nỗ lực của bản thân

Nhà tâm lý học Carol Dweck, thuộc trường đại học Stanford cho biết, con cái nghĩ về việc thành công chỉ 1 trong 2 cách.

Một là tư duy cố định (hay tư duy bảo thủ), tư duy này sẽ khiến con cái không thay đổi cách nghĩ. Họ sẽ luôn nghĩ rằng đạt được thành công cần có tài năng, hoặc thông minh hơn người.

Hai là tư duy phát triển, tư duy này sẽ khiến trẻ nghĩ rằng sự thất bại hay trở ngại trong cuộc sống không chứng minh được mình thông minh hay không.

Các phụ huynh này tin vào nỗ lực bản thân, nghĩa là họ dạy con họ cách phát triển tư duy.

Bố mẹ có trình độ học vấn cao

Không chỉ đặt kỳ vọng cao vào trẻ, các bậc cha mẹ cũng nên đặt kỳ vọng vào bản thân mình. Một nghiên cứu được tiến hành tại Đại học Michigan, Mỹ, cho thấy những bà mẹ học hết phổ thông và đại học có khả năng nuôi dạy con cái cũng đạt thành thích cao như họ. Nghiên cứu phát hiện ra rằng những trẻ có mẹ trẻ (sinh từ lúc 18 tuổi trở xuống) có ít khả năng hoàn thành phổ thông và đại học hơn những trẻ khác.

Tạo mối quan hệ tốt với con

Tất cả 3 điều trên chỉ được thực hiện khi các bà mẹ quan tâm, có quan hệ tốt với con cái. Một nghiên cứu từ năm 2014 ở 243 người sinh ra trong nghèo khó cho thấy những trẻ nhận được quan tâm, chăm sóc đặc biệt trong 3 năm đầu tiên không chỉ có thành tích học tập tốt hơn, mà còn có những mối quan hệ lành mạnh hơn và kiến thức học thuật tốt hơn khi đạt 30 tuổi.

Kết quả nghiên cứu còn chỉ ra những phụ huynh có mối quan hệ tốt với con thường “đáp lại những dấu hiệu của trẻ một cách thích hợp và kịp thời”, đồng thời mang lại cảm giác an toàn để trẻ khám phá thế giới.

Ít căng thẳng hơn

Theo một nghiên cứu mới đây đăng trên tờ Washington Post, lượng thời gian cha mẹ dành cho con cái từ 3 tới 11 tuổi không ảnh hưởng gì nhiều cho hành vi, hạnh phúc hay thành tựu của trẻ sau này.  Đồng tác giả nghiên cứu, nhà xã hội học ĐH Bowling Green State – Kei Nomaguchi cho biết “những căng thẳng của bà mẹ, đặc biệt là khi họ căng thẳng trong việc sắp xếp thời gian dành cho con, có thể gây tác động xấu tới trẻ”.

Có thể gọi đó là hiện tượng lây lan cảm xúc: nếu bạn của bạn vui vẻ, sự tích cực đó sẽ lan truyền cho bạn, còn nếu họ buồn, cảm xúc tiêu cực đó cũng sẽ truyền sang bạn. Vì thế, nếu cha mẹ cảm thấy mệt mỏi hay thất vọng, cảm xúc đó cũng có thể truyền sang đứa trẻ.

Ngọc Diệp (Theo Lifehack/Parents)

Nguồn: Người đưa tin

Xem thêm video: [mecloud]V1xBWf6akK[/mecloud]