Dòng sự kiện:

6 “Không” phải biết khi ăn giá đỗ

17:40 03/10/2015
Nhiều người có sở thích dùng giá đỗ thường xuyên trong các bữa ăn của mình. Tuy nhiên, điều này được các chuyên gia về sữa khỏe khuyên là không nên.

 

[mecloud]GBWDGSVsD7[/mecloud]

Giá đỗ có nhiều loại được làm từ đậu xanh, đậu tương hoặc đậu đen. Loại hay gặp, phổ biến nhất là giá đỗ được làm từ đậu xanh.

Tác dụng của giá đỗ

Giá đỗ rất giàu chất dinh dưỡng, ngay cả khi so với chính bản thân nó khi còn là những hạt đậu. Giá đỗ rất giàu vitamin đặc biệt là vitamin C.

Bên cạnh đó, nó còn chứa nhiều khoáng chất amino acid, protein và chất có nguồn gốc thực vật (phytochemicals) rất bổ dưỡng cho con người.

Tăng cường hormone cho nữ

Trong giá đỗ chứa một một độ tế bào tăng trưởng và các nguyên tố vi lượng rất cao, đặc biệt là kẽm, omega 3, chất chống oxy hóa là những tố chất cần thiết cho sự phát triển của nội tiết tố nữ.

Ăn nhiều giá đỗ cơ thể con người có thể sản sinh ra một Estrogen (nội tiết tố sinh dục nữ) cao hơn nhiều so với những người không ăn.

Giải độc

Giá đỗ có một công dụng kỳ diệu là giải được nhiều loại chất độc có trong cơ thể trong quá trình ăn uống, sinh hoạt con người vô tình nạp phải, kể cả thạch tín. Khả năng này là nhờ những hoạt chất khử gốc tự do có trong giá đỗ.

Chữa được rất nhiều bệnh

Giá đỗ có thể dùng để hỗ trợ điều trị rất nhiều bệnh nguy hiểm như bệnh lý tim mạch, cao huyết áp, cholesterol máu, ung thư (đặc biệt là ung thư vú và ung thư trực tràng), thoái hóa khớp, parkinson, alzheimer…

Theo Đông y, giá đỗ có tính năng thanh nhiệt, giải độc, chỉ khát, hạ hỏa, thông tiểu, tiêu thực, sinh tân dịch nên dùng để giải khát rất tốt. Đông y thường dùng để trị bệnh đầy bụng, phân sống, khan tiếng, giải độc kim loại, giải rượu…

Vì chứa nhiều vitamin E nên giá đỗ có khả năng giúp phụ nữ thụ thai, hỗ trợ chữa bệnh hiếm muộn, chữa yếu sinh lý.

[mecloud]nYfjJ2GE3d[/mecloud]

Cẩn trọng khi ăn giá đỗ

Không sử dụng khi chưa được nấu chín

Giá đỗ thường được làm ở nhiệt độ 35-40 độ C, đây là môi trường thuận lợi để vi sinh vật gây bệnh phát triển. Do vậy, tuy giá đỗ là loại thực phẩm ngon và có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe thế nhưng nếu không được ngâm rửa sạch sẽ, người dùng có thể bị nhiễm vi sinh vật gây nên các bệnh về tiêu hóa. Nếu muốn ăn giá đỗ sống cần phải rửa thật kỹ và ngâm với một chút muối để giá loại bỏ vi sinh vật nguy hiểm.

Không ăn giá đỗ thường xuyên

Giá đỗ là một loại rau khá nhiều chất dinh dưỡng, nếu loại rau này được làm theo một cách thông thường chỉ là ngâm – ủ truyền thống thì nó rất sạch sẽ và an toàn.

Tuy nhiên, hiện nay vì lợi ích kinh tế, người làm giá đỗ bán thường sử dụng một số loại thuốc kích thích để tăng năng suất. Vì thế, nếu ăn giá đỗ “bẩn” trong thời gian dài sẽ rất nhiều hệ lụy, trong đó phải kể tới bệnh nguy hiểm như ung thư.

Không ăn khi bụng đói

Rau giá đỗ có tính mát, lành, nhưng những người có biểu hiện chân tay lạnh thiếu lực, đau nhức chân tay, đi ngoài phân lỏng thì không nên ăn, vì với tính hàn trong giá đỗ, nếu ăn vào sẽ làm bệnh tình nặng thêm. Đặc biệt không ăn khi bụng đói vì sẽ không tốt cho dạ dày.

Không xào giá đỗ với gan lợn


Giá đỗ xào gan lợn là món ăn quen thuộc đến nỗi người ta không nhớ rằng sự kết hợp của 2 loại thực phẩm này là một sai lầm.

Nguyên nhân là bởi trong giá đỗ có rất nhiều vitamin C, còn trong gan lợn lại có chứa lượng đồng lên tới 2,5mg/100g giá. Nếu kết hợp 2 thực phẩm này, các thành phần trên sẽ khiến vitamin C vị oxy hóa mất hết tác dụng.

Không ăn giá đỗ khi đang uống thuốc

Giá đỗ có tính giải các chất độc nhưng nó cũng giải luôn tác dụng của thuốc, vì thế nếu bạn đang uống thuốc điều trị một căn bệnh nào đó không nên ăn giá đỗ gần với khi uống thuốc.

Những người không nên ăn giá đỗ:

Giá đỗ tính hàn, gây lạnh nên những người thể hàn, chân tay lạnh thiếu lực, đi ngoài phân lỏng không nên ăn.

Nếu cố tình ăn giá đỗ, nhất là ăn với số lượng nhiều sẽ khiến khí huyết ngừng trệ khiến người mệt mỏi, đau nhức cơ bắp, tỳ vị yếu dẫn đến bệnh bề đường tiêu hóa.

Xem thêm: Cách làm giá đỗ tại nhà đơn giản

Cách phân biệt giá sạch và giá nhiễm hóa chất

Giá đỗ không ủ hóa chất: Rễ dài như sợi chỉ, thân không mập. Cọng giá này khi bấm vào thấy độ giòn của giá, khi xào không ra nước, và khi ăn có vị thơm của đậu.

Giá dùng thuốc kích thích: Cọng giá ngắn mập, trắng, không có hoặc rất ít rễ. Hạt mầm thường nhỏ, thậm chí không có hạt mầm bám trên thân giá. Khi xào nấu, giá ra nước nhiều, và khi ăn thường không có mùi thơm của đậu.


Chi Chi
(Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Video xem nhiều nhất: [mecloud]CQD8MF7fIb[/mecloud]