Dòng sự kiện:

6 loại cây giúp chị em “cứu nguy ngày đèn đỏ”

21:02 08/09/2015
Đau bụng, thậm chí phải nhập viện vì tình trạng này kéo dài là nỗi khổ nhiều chị em phải chịu mỗi kỳ kinh nguyệt.

 

 

 

Hãy để ý tới loại cây dưới đây để mỗi lúc đau bụng có thể dùng “cứu nguy” nhé.

1. Cây ích mẫu


Ích mẫu có vị đắng, tính mát, tác dụng hoạt huyết khử ứ, sinh tân, điều kinh, lợi thủy, được dùng chữa kinh nguyệt bế tắc, đau bụng kinh, kinh ra quá nhiều...

Hạt ích mẫu có vị cay, tính hơi ấm, tác dụng bổ huyết, hoạt huyết và điều kinh.

2. Hoa mò đỏ


Để chữa đau bụng kinh, sử dụng lá mò hoa đỏ, hương phụ, ích mẫu, ngải cứu, mỗi vị 6g; nước 700ml, sắc trong nửa giờ, chia 2 - 3 lần uống trong ngày, khi uống có thể cho thêm ít đường cho dễ uống.

Uống trước khi có kinh khoảng 10 ngày, sau đó có thể uống liền từ 2 - 3 tháng, có tác dụng lưu thông khí huyết và giảm đau.

3. Cây ngải cứu


Ngải cứu có vị đắng, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng điều hòa khí huyết, trừ hàn thấp, ôn kinh, cầm máu.

Ngải cứu được dùng để trị chứng kinh nguyệt không đều, kinh kéo dài, người mệt mỏi...

4. Hồng hoa


Có vị cay, ấm vào hai kinh tâm và can, có tác dụng phá ứ huyết, sinh huyết mới, chữa kinh nguyệt bế tắc, sản hậu ứ huyết, thai chết lưu.

Trong đông y, hồng hoa chữa kinh nguyệt không đều, bệnh thấy kinh đau bụng, bệnh kinh nguyệt xấu, bệnh mất kinh (amenorrhee), bệnh khí hư, viêm dạ con, viêm buồng trứng.

5. Tinh chất mầm đậu nành

Trong thành phần mầm đậu nành có chứa nhiều protein và đặc biệt là một chất tương tự như kích thích nội tiết tố nữ estrogen mà nhiều công trình khoa học chứng minh giá trị tốt trong việc điều trị và ngăn ngừa một số bệnh, đó là chất isoflavones hay còn được mệnh danh là estrogen thảo mộc.

Isoflavone trong đậu nành có khả năng phòng chống những bệnh như: loãng xương, tăng huyết áp, tim mạch, chứng tăng cholesterol trong máu, một số bệnh ung thư và các triệu chứng thời kỳ mãn kinh như: viêm âm đạo, rong kinh, bốc hỏa, mất ngủ, giảm trí nhớ, nhức đầu, lo âu, cáu gắt...

6. Hương phụ (Cây cỏ gấu)


Có vị cay, hơi đắng, ngọt, vào một kinh can và tam tiêu. Có tác dụng lý khí, giải uất, điều kinh, chỉ thống (làm hết đau), chữa khí uất, ung thư, ngực bụng chướng đau. Hương phụ thường dùng chữa kinh nguyệt không đều, thấy kinh đau bụng, viêm tử cung mãn tính, các bệnh phụ nữ trước và sau khi sinh nở.

Chi Chi (Tổng hợp)

Nguồn: Người đưa tin

Xem thêm video: [mecloud]S5uiZzXpRP[/mecloud]