6 loại thực phẩm chuyên gia ATTP không bao giờ ăn
Chuyên gia an toàn thực phẩm (ATTP) Bill Marler đã dành sự nghiệp hơn 20 năm của mình nghiên cứu về các trường hợp ngộ độc thực phẩm, đồng thời ông cũng được biết đến là một luật sư chuyên về các vụ kiện có liên quan đến vấn đề này.
Ông đã từng tham gia vụ kiện chuỗi cửa hàng ăn nhanh Chipotle làm lây lan vi khuẩn E.coli thời gian vừa qua. Kể từ năm 1993 đến nay, ông đã giành lại được hàng triệu đô la tiền bồi thường cho các nạn nhân trong vụ bùng phát dịch E.coli.
Ông Bill Maker đã có kinh nghiệm hơn 20 năm trong lĩnh vực an toàn thự phẩm.
Mới đây, trên một bài báo được xuất bản trên Tạp chí ngộ độc thực phẩm Food Poison Journal, ông Marler đã đưa ra danh sách 'đen' những loại thực phẩm mà ông không bao giờ đụng đũa.
Theo đó, ông khuyên không nhất thiết phải tránh chúng triệt để, nhưng cần phải cẩn trọng khi ăn để tránh mang tai họa ngộ độc thực phẩm vào người.
1. Hàu sống
Theo chuyên gia, hàu là một trong những món đứng đầu trong danh sách đen của ông.
Marley cho hay trong vòng 5 năm trở lại đây, số vụ ngộ độc liên quan tới hàu ông đã giải quyết tăng lên rất nhiều so với 2 thập kỷ trước đây. Đó là lý do vì sao ông không bao giờ đụng đũa tới món này.
Hàu sống và các động vật có vỏ khác: Marler nói, khí hậu ấm lên – điều này đang trở thành một vấn đề lớn, “hàu ăn bằng cách lọc nước, chính bởi vậy chúng hấp thụ tất cả các thứ có trong nước. Nếu trong nước có vi khuẩn, thì hệ tiêu hóa của chúng chắc chắn cũng sẽ bị nhiễm khuẩn. Nếu chúng ta ăn phải những con hàu sống nhiễm khuẩn đó, nguy cơ ngộ độc thực phẩm sẽ rình rập bất cứ lúc nào."
2. Trái cây và rau củ chế biến sẵn
Chuyên gia Marler lưu ý rằng, những loại thực phẩm càng được chế biến nhiều thì càng dễ bị nhiễm khuẩn.
Luật sư Marler cho biết ông tránh ăn những thứ trên như tránh dịch bệnh. Đơn giản là các loại rau và quả chế biến sẵn có nhiều nguy cơ nhiễm các loại độc tố và vi khuẩn trong quá trình xử lý và chế biến.
3. Rau giá
Rau giá là một loại bao gồm cỏ linh lăng, đậu xanh, cỏ ba lá và mầm củ cải, chúng có thể bị nhiễm vi khuẩn E.coli và khuẩn salmonella.
Khá ngạc nhiên là có rất nhiều vụ ngộ độc thực phẩm do rau giá vì loại thực phẩm này đến 30 dịch vi khuẩn, chủ yếu là salmonella và E.coli.
4. Thịt tái
Luật sư Marler cho biết ông không gọi món bít tết tái quá mức ở nhà hàng. Theo chuyên gia này, thịt động vật cần được đun nấu ít nhất tới 160 độ C để tiêu diệt vi khuẩn đặc biệt là E.coli và salamonella.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã khuyến cáo, bề thịt cần được nấu đến mức nhiệt ít nhất là 90 độ C, để có thể tiêu diệt được vi khuẩn E.Coli, khuẩn salmonella và các mầm bệnh khác. Các loại thịt gia cầm nên nấu ở nhiệt độ cao hơn (cao hơn từ 10 độ C).
5. Trứng sống hoặc nấu chưa chín
Trứng sống có thể lây lan vi khuẩn salmonella.
Chắc hẳn mọi người vẫn chưa quên dịch bệnh salmonella trong những năm 1980 và đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, trong đó có nguyên nhân là ăn trứng sống.
Ông Marler cho biết vụ ngộ độc trứng sống giờ cũng ít hơn so với 20 năm trước nhưng cũng giống như thịt động vật ở trên, trứng sống chứa nhiều nguy cơ nhiễm khuẩn nguy hiểm, đặc biệt là vi khuẩn Salmonella.
6. Sữa và nước trái cây đóng gói chưa tiệt trùng
Sữa chưa tiệt trùng hay còn gọi là sữa "sống", chúng có thể bị nhiễm vi khuẩn, virus và ký sinh gây bệnh.
Thời gian gần đây xuất hiện phong trào uống sữa và nước trái cây "nguyên chất", chưa qua xử lý với lí do quá trình tiệt trùng làm mất hết chất dinh dưỡng trong thức uống.
Nhưng luật sư Marler cho biết sữa và nước trái cây không qua tiệt trùng rất nguy hiểm do lo ngại nguy cơ nhiễm các loại vi khuẩn, vi rút và ký sinh trùng nguy hiểm.
Theo PNO
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua