6 loại thuốc cho trẻ tuyệt đối không được bẻ hay nghiền
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất hiếm trường hợp phải sử dụng đến thuốc viên. Hầu hết thuốc cho trẻ dưới dạng siro, bột hoặc viên sủi. Tuy vậy vẫn không tránh khỏi những loại bệnh đặc biệt phải sử dụng thuốc viên sau sinh.
Những loại thuốc không được nhai hay bẻ nhỏ
Tùy từng loại bệnh khác nhau mà khi dùng thuốc viên cho trẻ phải nghiền, nhai để phát huy hết công dụng của thuốc. Nhưng cũng có một số loại đặc biệt yêu cầu không được nhai, bẻ nhỏ hay nghiền. Lý do vì sẽ phá vỡ cấu trúc giải phóng thuốc, làm thay đổi dược động học của thuốc hoặc xảy ra độc tính cho người bệnh.
6 loại thuốc dưới đây khuyến cáo mẹ không nên thao tác nghiền hoặc bẻ:
1. Viên sủi
Dạng thuốc thông dụng này rất gặp khi trẻ bị các bệnh cảm cúm, ho do thay đổi thời tiết. Nếu không làm theo hưỡng dẫn mà bẻ hay nghiền nhỏ sau đó hòa tan cho bé uống sẽ gây hại cho dạ dày bé.
Cách sử dụng tốt nhất là hòa tan viên thuốc với một ly nước đun sôi để nguội, đến khi viên thuốc sủi bọt và tan hoàn toàn rồi mới cho trẻ uống thuốc.
2. Dạng thuốc bao tan trong ruột
Đây là dạng thuốc áp dụng cho những trường hợp bị hoạt chất gây kích ứng dạ dày mạnh. Loại thuốc này cũng được sử dụng để bảo vệ những dược chất dễ phân hủy trong môi trường a-xít của dạ dày. Thuốc được bao bởi một lớp phim, lớp này giữ cho viên thuốc nguyên vẹn khi đi qua dạ dày và chỉ tan khi thuốc xuống đến ruột non.
Nên sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc bác sĩ nhưng tốt nhất các bậc cha mẹ không nên nghiền nhỏ để bảo toàn tác dụng của thuốc.
3. Thuốc có mùi vị khó chịu
Mùi vị khó chịu là cụm từ khiến nhiều trẻ nhỏ cảm thấy “ớn vô cùng”. Các loại thuốc này luôn được nhà sản xuất thường bao viên thuốc bằng một lớp bao (thường là bao đường). Nếu mẹ cố tình nghiền hoặc bẻ lớp bao này sẽ mất và bệnh nhân sẽ không chịu nổi mùi vị khó chịu của dược chất.
4. Viên ngậm dưới lưỡi
Công dụng của loại thuốc này được biết đến là dược chất được phóng thích và hấp thu khi ngậm dưới lưỡi. Vì vậy, trong hướng dẫn sử dụng trước khi dùng nhà sản xuất khuyên tuyệt đối không nên được nhai, bẻ hoặc nghiền nhỏ.
5. Những thuốc có nguy cơ cao gây hại cho người tiếp xúc
Với loại thuốc này nếu nghiền nhỏ hoặc tháo vỏ nang dù không làm thay đổi tác dụng của thuốc nhưng lại có khả năng gây độc cho người thao tác thông qua việc tiếp xúc da hoặc hít phải bột thuốc. Những độc tố bao gồm: gây ung thư, gây quái thai, độc tính trên hệ sinh sản…Vì vậy, cách tốt nhất là mẹ dụ bé nên nuốt trọn viên thuốc.
Dạng thuốc bao tan trong ruột
Cũng giống như thuốc có mùi khó chịu, những thuốc bao tan cho ruột thường được bao bởi một lớp phim, lớp này giữ cho viên thuốc nguyên vẹn khi đi qua dạ dày và chỉ tan khi thuốc xuống đến ruột non. Đây là dạng thuốc thường áp dụng cho những hoạt chất gây kích ứng dạ dày mạnh. Vì vậy, tốt nhất các bậc cha mẹ không nên nghiền nhỏ để bảo toàn tác dụng của thuốc.
6 loại thuốc nguy hiểm cho bé
Aspirin: Trừ khi có toa của bác sĩ, nếu không mẹ không bao giờ được dùng aspirin cho bé.
Thuốc chống nôn: Nhiều loại thuốc chống nôn chứa kháng sinh chuyên trị các chứng rối loạn dạ dày có tác dụng ảnh hưởng nghiêm trọng đến trẻ nhỏ và có thể dẫn đến nhiều vấn đề không mong muốn khác nữa.
Thuốc dành cho người lớn: Tùy theo tuổi mà lượng thuốc sẽ được gia giảm cho phù hợp với thể trạng.
Thuốc viên: Đối với những trẻ nhỏ, các loại thuốc viên dễ khiến bé bị nghẹt đường thở
Siro Ipecac: Ipecac là một loại thuốc gây nôn dùng trong trường hợp cấp cứu khi bé bị ngộ độc nặng.
Thuốc chống dị ứng: Nếu không được kê toa, mẹ đừng bao giờ cho trẻ dùng thuốc dị ứng.
Nếu bạn đang phải sử dụng những loại thuốc cho trẻ dạng viên, cần cân nhắc và xem xét kỹ danh mục thuốc trên đây tránh tình huống nguy hiểm nhé.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Tiêm thuốc làm chậm dậy thì cho trẻ sẽ gặp những biến chứng nguy hiểm gì?
- Pha nước cơm vào sữa cho trẻ, lợi có lợi nhưng... vẫn có nguy
- Cho trẻ ăn dặm giai đoạn nào là phù hợp?
- 70% nữ giới bị suy giãn tĩnh mạch chân: Đừng bỏ lỡ 5 giải pháp tiết kiệm và an toàn này
- Mẹ bỉm sữa được lợi gì nếu dùng nước muối sinh lý đơn liều để vệ sinh mắt mũi cho trẻ
- 4 loại thảo dược hỗ trợ đắc lực cho bệnh giãn tĩnh mạch chân
- Thảo dược quý từ Pháp khắc tinh của bệnh giãn tĩnh mạch sâu chi dưới
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua