Tiêm thuốc làm chậm dậy thì cho trẻ sẽ gặp những biến chứng nguy hiểm gì?
Ngày càng có nhiều trẻ dậy thì sớm
Độ tuổi có kinh ở trẻ gái ngày càng sớm, trung bình cứ 2 thế hệ giảm đi một tuổi. Ngoài các nguyên nhân về bệnh lý thì thói quen ăn thức ăn nhanh và lối sống ít vận động, xem tivi nhiều, chế độ dinh dưỡng dư thừa…đã góp phần khiến trẻ dậy thì sớm.
Theo TS.BS Bùi Phương Thảo, Phó Trưởng khoa Nội tiết - Chuyển hóa - Di truyền (Bệnh viện Nhi Trung ương), nếu xuất hiện các dấu hiệu dậy thì trước độ tuổi 8 ở nữ và 9 ở nam sẽ được coi là dậy thì sớm. Ngược lại, nếu nữ sau 13 tuổi, nam sau 14 tuổi mà chưa dậy thì thì sẽ được coi là muộn. Theo đó, dấu hiệu dậy thì ở nữ thường xuất hiện các biểu hiện như vùng tuyến vú phát triển, bắt đầu có lông mu, thay đổi tâm lý… còn nam thường là vỡ tiếng, dương vật phát triển, xuất hiện ria mép, trứng cá, lông mu…
Theo ghi nhận, hơn 50% trường hợp dậy thì sớm ở trẻ trai là do tổn thương thần kinh trung ương, khối u ở não hoặc tổn thương thần kinh mắc phải do viêm nhiễm, phẫu thuật, chấn thương, xạ trị.
Dậy thì sớm khiến trẻ thấp lùn, các em cũng đối diện với nguy cơ bị lạm dụng tình dục, lão hóa sớm. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng cần chữa trị. Các bác sĩ khuyến cáo chỉ điều trị can thiệp trên những trẻ bị dậy thì sớm “thật” tức là dậy thì sớm trung ương tiến triển. Để chẩn đoán đúng bệnh, đúng nguyên nhân, cần phải thăm khám, đo tuổi xương, xét nghiệm máu, siêu âm tử cung, theo dõi, kiểm tra GnRH.
Cảnh báo sức khỏe khi tiêm thuốc làm chậm dậy thì cho trẻ
Trước thực trạng gia tăng số trẻ dậy thì sớm, các bậc cha mẹ rất lo lắng khi bệnh này không chỉ ảnh hưởng tới tâm sinh lý trẻ, mà còn làm hạn chế phát triển chiều cao, sức khỏe sau này của con mình. Do đó, nhiều người thấy con có các dấu hiệu dậy thì sớm đã vội vàng tìm kiếm, mách nhau việc mua thuốc tiêm để kìm hãm con dậy thì sớm và gây ra những hậu quả khó lường.
BS Nguyễn Thị Hoàn (Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec) khuyến cáo, nếu các bậc phụ huynh vì thấy con mình phổng phao hơn bạn bè cùng trang lứa và tự ý đi mua hormone về tiêm cho con là vô cùng nguy hiểm. Việc tiêm thuốc cho trẻ bình thường là đi ngược lại nhịp sinh học đang phát triển của các em, gây rất nhiều điều bất lợi. Sau khi dùng thuốc, có thể các bộ phận như buồng trứng, tinh hoàn của trẻ sẽ teo nhỏ, ngừng phát triển hoặc gây vô kinh, vô sinh… Bé gái ở độ tuổi 9-11, tử cung chưa lớn để phải ức chế, chỉ với những trẻ dậy thì sớm mới cần có chỉ định điều trị.
Thuốc nội tiết dành cho trẻ luôn là “con dao hai lưỡi”, do đó phụ huynh cần có sự thăm khám, tư vấn của bác sĩ chuyên khoa, không nên vì quá lo lắng mà vội vàng cho con dùng thuốc ức chế nội tiết. Điều quan trọng nhất là các bậc cha mẹ phải bình tĩnh và đưa con đến bệnh viện chuyên khoa khám để xem có đúng là con mình dậy thì sớm hay không. Cha mẹ cũng nên đồng hành với con, chia sẻ với con như một người bạn, cũng như tăng cường giáo dục giới tính cho con, đồng thời cần lưu tâm cách chăm sóc con về dinh dưỡng và vận động phù hợp để tránh nguy cơ dậy thì sớm.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Kiến thức cơ bản mẹ cần dạy bé gái về tuổi dậy thì
- Phát hiện con dậy thì sớm, cha mẹ nên làm gì?
- Có con gái tuổi dậy thì, mẹ cần chú ý những bệnh thường gặp sau
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua