Có con gái tuổi dậy thì, mẹ cần chú ý những bệnh thường gặp sau
Bé gái ở tuổi dậy thì có thể mắc bệnh thống kinh
Thống kinh là hiện tượng đau bụng khi hành kinh, khiến cho người bệnh mệt mỏi đau bụng dữ dội. Có khoảng từ 60 -70% bé gái trong 3 năm đầu tiên có kinh nguyệt xuất hiện các triệu chứng như: đau quặn thắt ở bụng dưới kèm đau lưng, nhức đầu, tiêu chảy khi đến kỳ kinh nguyệt.
Trẻ ở tuổi dậy thì dễ bị thống kinh
Nguyên nhân do đến kỳ kinh nguyệt, niêm mạc tử cung tiết ra nhiều prostaglandin đặc biệt trong 2 ngày đầu có kinh. Với trường hợp này được gọi là thống kinh nguyên phát. Nguyên nhân thứ hai do cơ thể các bé gái thiếu vi chất hoặc do trẻ bị bệnh nào đó gây ra, được gọi là thống kinh thứ phát.
Để khắc phục, trước khi đến kỳ kinh nguyệt từ 3 - 5 ngày nên ăn những thức ăn dễ tiêu hóa, thực phẩm chua như: bắp cải muối, salad, nộm, canh chua... là những thực phẩm hỗ trợ giảm cơn đau do kinh nguyệt.
Mẹ cũng cần nhắc con tránh ăn thực phẩm tươi sống, thực phẩm nhiều gia vị, thực phẩm lạnh có thể kích thích tử cung, ống dẫn trứng hoặc làm trầm trọng thêm cơn đau bụng.
Không sử dụng những thực phẩm có chứa cafein như: cà phê, sô cô la, trà (gây lo lắng, góp phần gây ra sự khó chịu trong thời kỳ kinh nguyệt).
Bổ sung các loại trái cây và rau quả giúp lưu thông máu và khí huyết trong cơ thể.
Tránh lao động nặng nhọc, tăng cường các bài tập tập thể dục phù hợp có thể giúp làm giảm bớt triệu chứng của đau bụng kinh.
Rong kinh, rong huyết
Rong kinh là hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày và lượng máu mất đi vượt quá 80ml/chu kỳ kinh nguyệt (bình thường: 40 – 60ml/ chu kỳ) sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe của bé gái ở tuổi dậy thì nếu không được điều trị và phòng ngừa hiệu quả.
Nguyên nhân được xác định là ở tuổi dậy thì các hoạt động nội tiết tố trong cơ thể các bé gái chưa hoàn thiện và ổn định, hàm lượng estrogen tăng cao nhưng lại không thể phóng noãn, trong khi đó progesteron lại không cân bằng với estrogen. Điều này khiến lớp niêm mạc tử cung càng dày lên trong khi lượng máu lại không hề tăng lên dẫn đến không đủ máu nuôi dưỡng khiến niêm mạc bị bong ra từng mảng, gây chảy máu.
Với những trường hợp nhẹ không cần điều trị nhưng với những trường ra nhiều máu hơn bình thường thì phải uống estrogen và progesterone để giúp chu kỳ kinh nguyệt ổn định hơn.
Còn với những trường hợp nặng ra máu bất thường nên dùng lượng estrogen hoặc progesteron gấp đôi. Trường hợp này mẹ nên đưa con gái đến bệnh viện để được theo dõi, tiêm estrogen và uống thêm estradio để cầm máu theo chỉ định điều trị của bác sĩ.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- 5 bước quan trọng để phát triển chiều cao tối đa cho trẻ ở tuổi dậy thì
- Những thay đổi trong độ tuổi dậy thì, trẻ nào đang lớn cũng sẽ trải qua
- Con gái đến tuổi dậy thì, mẹ cần dạy con những việc sau
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua