6 loại thuốc không kê đơn dành cho trẻ cần đặc biệt lưu ý khi dùng
Thuốc trị dị ứng: Có 2 loại thuốc không kê đơn trị dị ứng antihistamine và thuốc giảm sung huyết decongestants. Dù cả hai đều có thể làm giảm các triệu chứng dị ứng nhưng anthistamine có thể gây buồn ngủ và táo bón cho trẻ, trong khi decongestants lại khiến trẻ trở nên hiếu động hơn.
Thuốc giảm sung huyết: Thuốc nhỏ mắt cũng có thể làm cho người bệnh chảy nước mắt, ngứa và đỏ, làm giảm các mạch máu cũng như gây bỏng và dị ứng. Thay vào đó, bạn có thể thử xịt mũi cho trẻ bằng nước muối hay rửa mũi bằng nước mũi để loại bỏ phấn hoa ra khỏi khoang xoang để “dọn dẹp” chất nhầy và các chất bẩn gây tắc mũi.
Thuốc nhuận tràng: Nếu dùng thuốc nhuận tràng thường xuyên, cơ thể sẽ bị phụ thuộc vào thuốc để kích thích nhu động ruột hoạt động bình thường.
Một trong những thủ phạm chính của táo bón là chế độ ăn uống mà hầu hết trẻ em không nạp đủ lượng chất xơ cần thiết. Trẻ có thể kén ăn nhưng cha mẹ nên tìm những công thức mới để trẻ ăn được nhiều rau, trái cây, đậu và các loại đậu, ngũ cốc cũng như uống nhiều nước.
Thuốc trị vết côn trùng cắn: Kem hydrocortisone là một loại kem trị các vết côn trùng cắn, dị ứng da và các phản ứng dị ứng, tuy nhiên, nó có thể khiến trẻ bị ngứa, khô da và thậm chí là thay đổi màu da.
Thuốc ho và thuốc trị cảm lạnh: Năm 2007, FDA đã khuyến cáo không nên cho trẻ em dưới 2 tuổi sử dụng thuốc trị cảm lạnh và ho vì không có hiệu quả với chúng, thậm chí có thể đe dọa tính mạng.
Thuốc hạ sốt: Một số chất như aspirin, acetaminophen và ibupropen có thể gây ra những tình trạng tổn thương gan và thận, gây ù tai, đau dạ dày, đau đầu và rụng tóc. Thêm vào đó, sử dụng aspirin cũng có thể gây ra hội chứng Reye – một tình trạng hiếm gặp có thể gây sưng ở gan và não.
Những điều cần phải lưu ý khi cho trẻ dùng thuốc:
Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ: Sự khác biệt căn bản giữa trẻ em và người lớn chính là thể trạng sinh lý với các chức năng của cơ thể không làm việc giống nhau, vì cơ thể trẻ thơ không biểu hiện sự trưởng thành mọi mặt như người lớn. Bên cạnh đó, cơ thể người lớn khi bị thuốc tác động thì phản ứng ngược lại để tìm cách thải trừ thuốc ra khỏi cơ thể, đó chính là sự chuyển hóa của thuốc, thường diễn ra ở gan và thải trừ qua thận. Với trẻ em, cơ chế này đang hình thành nên việc giải độc kém.
Đúng liều chỉ định là ưu tiên hàng đầu: Cơ thể trẻ em chưa được trang bị các khả năng chuyển hóa đầy đủ để dễ dàng đào thải, phương thức loại trừ độc chất ra khỏi cơ thể cũng không mạnh mẽ như của người lớn. Với việc sử dụng liều lượng thuốc không thích hợp, thuốc sẽ dễ dàng và nhanh chóng tích tụ trong cơ thể gây ngộ độc. Vì thế, không nên tự động chia liều thuốc người lớn nhỏ ra để cho trẻ nhỏ uống nếu không có chỉ định liều lượng của thầy thuốc.
Chú ý đến dạng thuốc: Về mặt cơ thể học, trẻ em có rất nhiều cơ quan khác với người lớn, vì các cơ quan đó đang trong giai đoạn hình thành. Một thí dụ điển hình là làn da trẻ em rất mịn, mỏng, yếu ớt so với da cha mẹ. Từ đó, các loại thuốc bôi da sử dụng tại chỗ như kem, pô-mát… có khả năng thâm nhập vào da sâu hơn và dễ dàng đi vào hệ tuần hoàn máu. Khi đã vào máu, các hoạt chất có thể tác động trực tiếp kéo theo những tác dụng phụ gây hại lên cơ thể trẻ em từ đó dễ dẫn đến ngộ độc thuốc.
Chú ý đến hoạt chất trị bệnh: Ở trẻ em, hầu như toàn thể các cơ quan đều đang trên đường phát triển hay trưởng thành. Một số hoạt chất có thể làm rối loạn tiến trình này. Kháng sinh thuộc nhóm cycline đã được biết từ lâu gây ra tình trạng vàng răng không chữa được ở trẻ em và gây chậm phát triển men răng làm cho răng dễ hư hỏng. Vì thế, có nhiều loại thuốc chỉ dùng được cho người lớn mà không được dùng cho trẻ em hoặc cho người mẹ mang thai để khỏi làm rối loạn tiến trình tăng trưởng của trẻ hoặc bào thai. Đây là vấn đề cần được nhấn mạnh để bảo vệ sức khỏe trẻ em vì hiện nay việc tự ý mua thuốc về uống trị bệnh cho con cháu rất phổ biến.
Tâm lý thích dùng thuốc mới, thuốc mạnh, thuốc đắt tiền: Nhiều người thích sử dụng kháng sinh “cho mau hết bệnh” do quan niệm xem kháng sinh như là thần dược trị bá bệnh dẫn đến tình trạng lạm dụng kháng sinh, nhất là các loại kháng sinh thế hệ mới tác dụng mạnh và đắt tiền. Một nhóm thuốc cũng thường bị lạm dụng nữa là các thuốc có chứa nội tiết tố nang thượng thận (gọi chung là thuốc corticoid) chỉ nên dùng khi có chỉ định rõ ràng của bác sĩ điều trị, không nên nghe “thuốc mới”, “thuốc hay”, “thuốc đắt tiền” mà đã vội tự ý mua dùng cho bé để rồi sau này bé mắc phải những bệnh gọi là “bệnh do thuốc gây ra”.
Đề phòng việc “dụ dỗ” con uống thuốc: Nhiều bé rất khó uống thuốc và các bậc cha mẹ cưng con mỗi khi đưa thuốc cho trẻ uống, thấy trẻ phản kháng không chịu uống thường “dụ dỗ” con rằng “dùng đi, kẹo đấy”, nhất là những dạng thuốc trẻ em có mùi thơm, ngọt. Điều này rất nguy hiểm vì khi thiếu vắng cha mẹ hoặc người giữ trẻ, bé có thể uống một khối lượng thuốc ở trong tầm tay vì tưởng là kẹo gây ra ngộ độc thuốc. Do vậy, các bậc cha mẹ nên “luôn luôn để thuốc xa tầm tay trẻ em”. Rất nhiều tai nạn xảy ra do bé nghịch thuốc.
Tránh nhầm lẫn thuốc: Kinh nghiệm tại các nhà thuốc cho thấy đa số cha mẹ (nhất là giới lao động nghèo) quen mua thuốc lẻ dùng một, hai ngày nên thường nhận được vài viên thuốc rời đựng trong bịch ny lon hay bao giấy, không có hướng dẫn sử dụng thuốc. Vì thế cần hỏi kỹ người bán cách dùng thuốc vì một số thuốc thông thường cùng tên nhưng khác công thức, hoặc cùng hoạt chất nhưng lại khác tên thương mại và sử dụng cho những lứa tuổi khác nhau nên cần hỏi kỹ để tránh nhầm lẫn.
Chi Chi (Tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Video hot nhất: [mecloud]pMweVE6z5g[/mecloud]
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua