6 phát hiện vào buổi sáng tố cáo bạn mắc bệnh tiểu đường
Tin liên quan
Nếu một sáng thức dậy, bạn bất ngờ phát hiện cơ thể mình có một trong những dấu hiệu dưới đây, đừng vội kết luận nhưng không nên bỏ qua mà hãy tới gặp vị bác sĩ thân thiết của mình để được chẩn đoán chính xác. Không hề đe dọa đâu nhé, bởi tất cả những biểu hiện đó đều chứng tỏ bạn đã hoặc có nguy cơ phải đối phó với căn bệnh tiểu đường mà nhiều người đang mắc.
Cảm giác đói và lấy lại sức rất chậm sau khi ăn
Sau một đêm cơ thể nghỉ ngơi không nạp thêm năng lượng, cảm giác đói khi thức dậy vào buổi sáng là một hiện tượng rất bình thường.
Tuy nhiên, nếu vào buổi sáng, bạn thường bị đánh thức rất sớm bởi những cơn đói bụng bất thường khiến bạn cảm thấy không chỉ thèm ăn mà còn vô cùng mệt mỏi, mất sức thì đó có thể là biểu hiện của bệnh tiểu đường.
Nếu bạn bị đói vào sáng sớm do bệnh tiểu đường, cảm giác mệt mỏi sẽ không mất đi ngay sau khi bạn nạp năng lượng. Bạn chỉ có thể lấy lại sức lực của mình một cách rất chậm chạp kèm theo cảm giác khát nước, lưỡi khô, muốn uống nhiều nước.
Trong trường hợp bạn đã bị tiểu đường và đang uống thuốc điều trị mà vẫn gặp triệu chứng trên vào buổi sáng, hãy xem lại cách uống thuốc và liều lượng thuốc vì chứng tỏ chúng không có tác động tích cực đến tình trạng bệnh của bạn.
Cảm giác chóng mặt
Nếu bạn bị cảm giác chóng mặt khi vừa mở mắt vào buổi sáng, điều ấy có nghĩa các mạch máu ở đốt sống cổ của bạn đang bị đè nén, ảnh hưởng đến việc lưu thông máu lên não.
Trong trường hợp này, bạn nên tránh ngồi dậy đột ngột mỗi khi thức giấc. Hãy nằm trên giường thêm nửa phút, ngồi dậy từ từ và ngồi thêm khoảng 1 phút rưỡi.
Sau khi cho chân xuống nền nhà, bạn cũng không nên đứng dậy ngay mà để vậy chừng 1 phút rồi mới đứng dậy. Điều đó sẽ giúp bạn tránh được cơn hoa mắt chóng mặt do thiếu máu lên não.
Ra mồ hôi
Buổi sáng thường rất mát mẻ và cơ thể đang trong giai đoạn nghỉ ngơi kéo dài. Nếu bạn bị ra mồ hôi vào thời điểm này, đặc biệt là ra nhiều mồ hôi đến mức ướt đẫm cả người, thì đó là biểu hiện bất thường.
Biểu hiện đó chính là lời báo động lượng đường trong máu của bạn quá thấp khiến cho chức năng của nội tạng bị rối loạn. Bạn cần chú ý bổ súng các loại vitamin và ăn nhiều hoa quả, nhiều rau xanh để cung cấp đầy đủ vitamin cho cơ thể.
Phù ở mặt
Bình thường, người khỏe mạnh cũng bị phù nhẹ ở mặt mỗi buổi sáng khi thức dậy. Chính vì vậy, những người mới ngủ dậy thường có khuôn mặt hơi nặng nề. Tuy nhiên, ngay sau khi vận động, biểu hiện phù sẽ hoàn toàn biến mất.
Tuy nhiên, nếu sau khi thức dậy, phần mặt vẫn bị sưng mà không mất đi, đặc biệt là sưng ở vùng mí mắt thì có thể bạn đã bị bệnh ở tim hoặc thận.
Mắt xuất hiện quầng thâm
Quầng thâm ở mắt sau khi ngủ dậy tưởng là điều rất bình thường nhưng nếu chúng xuất hiện không phải vì bạn thức khuya, mất ngủ thì hãy cẩn thận vì chúng có thể báo hiệu bệnh viêm gan, viêm dạ dày, viêm mũi dị ứng hoặc tình trạng tiêu hóa kém.
Hơi thở có mùi
Nhiều người chấp nhận tình trạng hơi thở có mùi sau một đêm ngủ dậy như một điều tất yếu nhưng nếu tình trạng này quá nặng thì điều đó có thể báo động những vấn đề sức khỏe của gan và dạ dày.
Một số dấu hiệu khác của bệnh tiểu đường:
Tiểu nhiều, khát nhiều
Nếu bạn muốn đi tiểu thường xuyên - đặc biệt nếu bạn thường phải thức dậy giữa đêm để vào toilet, đó có thể là dấu hiệu của tiểu đường. Những quả thận phải hoạt động mạnh để loại bỏ lượng đường dư thừa trong máu, vì thế nó sẽ thúc bạn thức dậy - có khi là vài lần - trong đêm. Còn khát nhiều nghĩa là cơ thể bạn đang cố gắng để bù lại lượng dịch đã mất đi. Hai triệu chứng này luôn đi kèm với nhau, và "là cách mà cơ thể bạn cố gắng để kiểm soát tình trạng đường trong máu tăng cao".
Lâu lành vết thương
Nhiễm trùng, vết xước và các chỗ thâm tím không lành nhanh là một dấu hiệu điển hình khác của bệnh tiểu đường. Điều này xảy ra do các mạch máu bị hư hại bởi có quá nhiều glucose di chuyển trong các tĩnh mạch, động mạch. Nó khiến cho máu khó lưu thông đến các vùng khác nhau của cơ thể - một điều cần thiết để vá lành vết thương.
Giảm cân
Việc có quá nhiều đường trong máu cũng đẩy nhanh quá trình giảm cân - có thể từ 5 đến 10 cân trong vòng 2-3 tháng - nhưng đây không phải là tín hiệu vui. Bởi vì hoóc môn insulin không đưa được đường glucose vào trong tế bào - nơi nó sẽ được sử dụng làm năng lượng, vì thế cơ thể nghĩ rằng nó đang "đói" và bắt đầu phá hủy các protein của những bó cơ để làm nguyên liệu thay thế. Hai quả thận của bạn khi đó cũng phải làm việc cật lực để loại bỏ lượng đường dư, và điều này lại cần đến rất nhiều năng lượng. "Những quá trình này đều tiêu hao nhiều năng lượng, vì thế bạn bị thiếu hụt calo".
Miệng khô và ngứa da
Da ngứa là kết quả của việc da bị khô, cơ thể không đủ nước vì mất ra ngoài do đi tiểu nhiều lần. Mất nước cũng khiến bạn thấy khô miệng.
Nhìn mờ
Glucose máu cao có thể khiến thủy tinh thể sưng lên, thay đổi hình thái khiến mắt mất khả năng tập trung. Hậu quả là bạn có cảm giác nhìn mờ.
Chi Chi
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Video được xem nhiều nhất: [mecloud]PVM3FU2kzI[/mecloud]
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua