Dòng sự kiện:

6 sai lầm nhiều người mắc khi đông lạnh thịt

16:14 29/12/2015
Nhiều người thường đông lạnh thịt tươi sống để sử dụng trong khoảng thời gian vài ngày sau đó rất thường xuyên nhưng lại không biết rằng họ đang mắc phải một số sai lầm khiến cho thịt nhanh hỏng hơn và còn gây bệnh cho người dùng.
 [mecloud]HgX9YF2jbY[/mecloud]

1. Trữ đông thịt tươi trong ngăn lạnh quá lâu

Khi bảo quản thịt, chúng ta nên để trong ngăn đá của tủ lạnh sẽ giữ được dài ngày hơn, nhưng không nên quá 1 tuần. Còn nếu để trong ngăn lạnh thì chỉ nên 2 ngày mà thôi.

Với thịt đã qua chế biến thì có thể để được 3 – 5 ngày. Thịt không bảo quản trong ngăn đá mà để ở ngăn lạnh quá lâu cũng sẽ phát sinh các vi khuẩn gây hại, ăn mòn dinh dưỡng trong thịt và làm mất hết hương vị của thịt.

2. Không rửa thịt tươi trước khi đông đá


Rất nhiều người khi mang thịt về thì nhét tất cả vào túi rồi cất trong ngăn đá. Cách làm này sẽ làm mất hết dinh dưỡng và mùi vị của thịt. Do đó, bạn cần đông đá thịt đúng cách.

Trước hết hãy rửa sạch thịt, sau đó thấm khô rồi đựng trong túi đựng thực phẩm, hoặc hộp bảo quản thực phẩm riêng và nên ghi ngày tháng lên rồi mới đông đá. Vì không rửa thịt những chất bẩn, vi khuẩn cùng bám vào trong thịt sẽ không tốt.

3. Làm đông lạnh lại thịt sau khi dùng không hết

Nhiều người có suy nghĩ sau khi thịt sau khi rã đông ăn không hết lại đưa vào tủ đóng đá tiếp. Tuy nhiên cách làm này đã vô tình làm cho quá trình vi khuẩn tăng lên gấp nhiều lần. Bất kỳ tế bào nào thoát khỏi quá trình bị phá vỡ khi thực phẩm được đông lạnh lần đầu đều đứng trước nguy cơ tiếp tục bị phá vỡ lần nữa.Vì thế chúng ta không đông lạnh lại thực phẩm sau khi đã rã đông và ăn thừa.

4. Để nhiệt độ không phù hợp trong tủ lạnh

Nhiều người có thói quen "tiết kiệm điện" nên thường điều chỉnh nhiệt độ trong tủ lạnh quá cao. Tuy nhiên điều này rất dễ khiến thực phẩm hỏng, kể cả thực phẩm trong ngăn đá. Nhiệt độ trong ngăn mát tủ lạnh cần đảm bảo luôn ở mức dưới 4 độ C, còn ngăn đá tốt nhất là dưới -18 độ C. Nhiệt độ trên 4 độ C sẽ làm vi khuẩn sinh sôi rất nhanh chóng.

5. Không vệ sinh bàn tay trước khi rửa thực phẩm


Bàn tay là nơi tiếp xúc trực tiếp với các loại thực phẩm, nên cũng chứa nhiều vi khuẩn nhất. Nếu bạn rửa thực phẩm mà chưa rửa tay, vi khuẩn đã được truyền sang các nguyên liệu khác, gây hiện tượng lây nhiễm chéo.

Việc rửa tay là bước quan trọng nhất để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm. Vì vậy, bạn nên tạo thói quen rửa tay bằng xà phòng và nước ấm khoảng 20 giây trước khi chuẩn bị hoặc chế biến thực phẩm.

6. Không bọc kín thực phẩm trước khi đông lạnh

Muốn cất thịt vào ngăn đông trong tủ lạnh, bạn phải bao bọc thịt thật kỹ để giữ được độ tươi ngon và bảo vệ thịt không bị lây nhiễm vi khuẩn gây bệnh. Nếu cho thịt vào ngăn đông, bạn cần bọc thịt thật nhiều lớp để ngăn cho chúng không bị đông cứng quá mức, mất nước và thay đổi màu sắc, mùi vị.

Màng nhựa bọc thực phẩm hoặc giấy bạc, hộp đựng vẫn thường được sử dụng để bọc kín các loại thịt.

Thịt đã chế biến phải phân ra từng loại, mỗi loại cho vào một túi nilon khác nhau, nên bọc trong 2 lớp túi nilon, sau đó cho vào từng hộp riêng.

Tuyệt đối không đông lạnh thịt chỉ với một lớp túi nilon hoặc một hộp đựng duy nhất. Bởi khi cho vào đông lạnh, thức ăn đã chế biến nếu không được bọc gói tốt sẽ mất độ ẩm, bị phỏng lạnh làm thay đổi màu sắc, làm thực phẩm mất đi chất lượng cũng như hương vị.

Khi gói thịt đã chế biến nên tránh không cho không khí lọt vào bên trong để tránh miếng thịt bị nhiều lớp đá bám vào khi đông lạnh. Điều này đảm bảo bảo quản đông lạnh sản phẩm một cách tốt nhất.

Chi Chi (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Video được xem nhiều nhất: [mecloud]DSxAcnNxuA[/mecloud]