Dòng sự kiện:

6 thực phẩm ăn liền gây ra cái chết từ từ cho con người

15:00 23/11/2015
Ngon miệng và tiện lợi chính là ưu thế của những thực phẩm này dễ khiến người dùng ăn hoài không biết chán.
[mecloud]rg8OSDW0fn[/mecloud]

Tuy nhiên, theo nghiên cứu của các nhà khoa học không chỉ mì mà nhiều thực phẩm “ăn liền” khác có thể khiến người ăn bị suy dinh dưỡng nếu ăn thường xuyên, gây hại cho hệ tiêu hóa, gan, thận. Điều đặc biệt là quá trình nguy hại này lại diễn ra một cách rất từ từ chứ chưa biểu hiện ngay lập tức.

1. Xúc xích, lạp xưởng

Đây là loại thực phẩm đang được WHO khuyến cáo có khả năng gây ung thư cao cho người sử dụng. Đặc biệt các loại xúc xích giá rẻ, không rõ nguồn gốc được bày bán tràn lan ngoài vỉa hè, đường phố lại càng nguy hiểm.

Bởi chúng chứa các chất bảo quản quá mức, quá trình chế biến cũng làm biến đổi các chất dinh dưỡng, các chất phụ gia khác cũng góp phần không nhỏ vào việc gây tổn hại đến sức khỏe của bạn.

2. Bỏng ngô quay bằng lò vi sóng

Cả gia đình cuộn tròn trên ghế sofa xem TV vào tối cuối tuần, cùng nhau thưởng thức món bỏng ngô quay lò vi sóng thơm lừng. Thật là một cảnh tượng hạnh phúc và đầm ấm. Nhưng cũng thật không may, đây lại là một thói quen không tốt cho sức khỏe. Đúng, nhiều hãng đang quảng cáo sản phẩm của họ có ít chất béo và sodium, nhưng đó không phải là vấn đề chính.

Nguy cơ thực sự nằm ở đường viền của túi đựng bỏng ngô. Bên trong chúng có chứa một chất hóa học là acid perfluoroctanic (PFOA), được cho là có mối liên hệ với bệnh ung thư, phổi và rối loạn tuyến giáp.

3. Thịt xông khói

Thịt xông khói là một ngành công nghiệp vô cùng phát triển. Tuy nhiên, quá trình ướp muối, xông khói, bảo quản và chế biến của loại thực phẩm này thực sự là một hiểm họa lớn đối với người tiêu dùng. Bởi vì bên cạnh các chất phụ gia và bảo quản, thịt xông khói chứa đầy chất tạo màu và hương liệu để tăng sự hấp dẫn cho món ăn.

Viện Nghiên cứu Ung thư Mỹ khuyến cáo rằng mỗi ngày bạn chỉ cần tiêu thụ khoảng 2 lát thịt xông khói là đã làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng lên đến 21%.

4. Mỳ ăn liền

Qua nghiên cứu, các nhà khoa học đã nhận thấy nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa ở những người thường xuyên dùng mì ăn liền. Bởi trong mì ăn liền chỉ có hai thành phần chính là bột và chất béo, các chất dinh dưỡng khác đều không hề có. Bạn có thể sẽ bị suy dinh dưỡng nếu thường xuyên ăn chúng.

Bên cạnh đó, trong mì ăn liền còn chứa các chất bảo quản độc hại TBHQ, chất gây ung thư (benzopyrene), bisphenol A (BPA) gây rối loạn hormone... Những chất này rất khó phân hủy sau khi thâm nhập vào cơ thể nên gây cản trở cho hệ tiêu hóa, hại gan thận, làm tăng huyết áp, ảnh hưởng tim mạch… Quá trình này diễn ra rất "từ từ" nên những tác hại này có thể bạn sẽ không nhận ra ngay. Đó là lí do chúng ta vẫn vô tư ăn mì còn hậu quả thì "để mai tính".

5. Thực phẩm đóng hộp

Chất bảo quản, hương liệu, phụ gia, quá trình chế biến… khiến cho thực phẩm đóng hộp bị biến chất. Chất dinh dưỡng mà nó mang lại không còn nguyên bản như thực phẩm tươi sống mà chỉ đem lại sự tiện lợi cho bạn mà thôi.

Chưa kể các hộp dùng bảo quản thực phẩm cũng không đảm bảo chất lượng. Axit, chất béo sẽ ăn mòn các hộp bảo quản bằng nhựa hay thiếc, từ đó tiết ra các chất hóa học độc hại thẩm thấu vào thức ăn, đe dọa sức khỏe người tiêu dùng.

6. Bơ thực vật Margarine

Do được làm từ thực vật thay vì chế phẩm sữa của động vật, margarine khiến nhiều người lầm tưởng là nó "nhẹ", dễ tiêu hóa hoặc "lành mạnh". Đây thực sự là một quan niệm hoàn toàn sai lầm, nhất là khi rất nhiều người lại chọn ăn bơ thực vật thay cho bơ bình thường.

Vấn đề của margarine nằm ở chỗ loại dầu thực vật nguyên liệu để làm ra nó đã được hydro hóa, nói dễ hiểu là cho thêm chất bảo quản để chúng có thể giữ đông được ở nhiệt độ phòng. Điều này có nghĩa là bơ thực vật rất nhiều chất béo chuyển hóa (chất béo có hại). Sở dĩ chất béo chuyển hóa rất nguy hiểm là vì chúng sẽ khiến cơ thể tích tụ cholesterol ở trong nội tạng - tăng nguy cơ trụy tim, đột quỵ ở người.

 

 

 

Cách lựa chọn thực phẩm ăn liền để hạn chế rủi ro, kéo dài tuổi thọ:

- Phải xem nhãn mác với đẩy đủ các nội dung sau: Tên thực phẩm, Tên, địa chỉ thương nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá, Định lượng của thực phẩm, Thành phần cấu tạo, Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, Ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản, Hướng dẫn bảo quản, hướng dẫn sử dụng, Xuất xứ của hàng hoá.

- Cần mua ở các cửa hàng có tín nhiệm: quen thuộc, siêu thị… những nơi chấp hành đẩy đủ các điều kiện kinh doanh thực phẩm vệ sinh an toàn.

- Không nên mua: Ở những cửa hàng, quán hàng,bụi, bẩn, ẩm ướt, nóng, nắng; Ở những nơi bày bán lẫn lộn tạp chất, hoá chất, sản phẩm có mùi như xà phòng, bột giặt, mỹ phẩm… Với nước giải khát, hoa quả, trái cây, sữa… không mua ở những nơi không có phương tiên bảo quản lạnh, những nơi bày bán dưới nắng, nóng, ẩm ướt, bụi bẩn, khói, hơi, khí, gần xăng, dầu, sơn, hoá chất trừ sâu...

 

 

Chi Chi (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Video xem nhiều nhất: [mecloud]o8LpH3WakO[/mecloud]