6 tuyệt chiêu chữa cước giá chân tay trong ngày đông rét buốt
[mecloud]JojR8fNpko[/mecloud]
Đôi chân con người có vô số rễ thần kinh liên quan mật thiết với thần kinh trung khu đại não, đồng thời liên hệ mật thiết đến từng cơ quan, từng vị trí trên khắp cơ thể. Mùa đông là lúc chân tay bị cước vì quá lạnh. Vì vậy để thoát khỏi tình trạng đó, bạn nên thường xuyên ngâm chân với nước muối và nước ấm sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là với phụ nữ mắc chứng lạnh chân.
Ngâm chân với nước muối
Bạn chỉ cần chuản bị 1 chậu nước ấm với nhiệt độ khoảng từ 40 - 50 độ C và một ít muối hạt to hòa với nhau và ngâm chân hằng ngày, tốt nhất là vào buổi tối trước khi đi ngủ. Việc ngâm, rửa và massage chân hằng ngày sẽ giúp cho các mạch máu lưu thông tốt, tác động lạnh mạnh tới các huyệt bàn chân giúp đả thông khí huyết, kích thích sự hưng phấn của não bộ giúp bạn nhớ lâu hơn, cảm giác đau buốt khi bị cước giá cũng sẽ thuyên giảm.
Ngâm chân tay với bước lá lốt
Khi chân tay bị cước giá, bạn hãy dùng một nắm lá lốt. Sau đó rửa sạch và cho vào nồi nước cùng một chút muối hạt. Bạn đun sôi lên và lấy nước ấm này ra ngâm chân trong ngày nhiều lần. Cứ thế, hiện tượng cước sẽ giảm dần và khỏi hẳn.
Dùng rượu anh đào
Có một cách đơn giản hơn là bạn dùng rượu anh đào (loại nhẹ) để xoa nhẹ vào chỗ cước. Bạn cũng massage chân với rượu anh đào nhiều lần/ngày. Như vậy các dấu hiệu cước và đau cũng sẽ thuyên giảm.
Ngâm chân với nước ấm muối gừng
Nếu nhà không có lá lốt và rượu anh đào để thực hiện theo cách trên, bạn hãy đập nhỏ một củ gừng và cho chúng vào nồi nước ấm. Bạn nên cho một chút muối hạt vào và ngâm chân trong nước gừng muối ấm chừng 15 phút. Nước ngâm chân này sẽ giúp lưu thông máu và làm ấm chân tay nhanh chóng.
Ngâm chân với nước trà xanh
Ngoài giúp giảm cước chân hiệu quả, trà xanh rất giàu các hợp chất phenolic và các hiệu ứng khác cho cơ thể như ớt, kháng khuẩn, tăng cường thể chất, chống lão hóa.
Chúng cũng có chứa một lượng lớn các vitamin, khoáng chất và hương liệu nên có thể đẩy nhanh quá trình thay thế da và chất dịch cơ thể, và tránh nứt nẻ khô. Vì vậy, việc sử dụng các lá trà xanh sẽ ngăn chặn nấm chân, nước uống chân, da nứt nẻ và giúp chân bàn chân của trà thơm.
Để ngâm chân bằng lá trà xanh, bạn hãy rửa sạch lá trà và đun sôi hoặc ngâm trong nước sôi khoảng 10 phút. Điều chỉnh nhiệt độ khoảng 400C, sau đó lại để ngâm trong 15-20 phút đi bộ.
Ngâm chân bằng vỏ bưởi
Vào mùa đông, bạn cũng nên tích cực ngâm chân bằng vỏ bưởi nhé. Trong bưởi vỏ chứa tinh dầu, vitamin A, vitamin C. Ngâm chân bằng vỏ bưởi, giúp làn da đẹp, khả năng miễn dịch được tăng cường và giãn thần kinh. Chúng cũng giúp điều trị phần nào cước chân tay.
Để ngâm chân bằng vỏ bưởi, bạn lấy bưởi khô và nướng lên trong khoảng 4 phút. Sau đó lấy ra và để nguội, cắt thành miếng nhỏ và cho vào túi. Ngâm túi với nước nóng khoảng 10 phút. Sau đó đổ nước vào chậu chân trong khoảng 20 phút.
[mecloud]hefLW7rvG7[/mecloud]
Bên cạnh đó, nước ngâm chân còn có những tác dụng "vàng" sau:
Điều trị các vấn đề về da
Đặc biệt là chăm sóc da chân vì nó có thể dưỡng ẩm và tẩy da chết, giảm viêm nhiễm, giảm ngứa, đau, nhức, đồng thời có khả năng sát trùng nên da vừa sạch hơn vừa nhanh phục hồi do viêm nhiễm nấm.
Giảm đau khớp
Nếu đang bị các khớp xương đau nhức dạng viêm khớp , viêm dây thần kinh ngoại vi… thì nên sử dụng phương pháp này.
Làm ấm cơ thể, giúp ngủ ngon
Khi thời tiết lạnh dần, nhiều người sẽ cảm thấy khó chịu, thậm chí mất ngủ vì đôi bàn chân lạnh ngắt dù đã được cuộn trong chăn ấm. Hiện tượng tay, chân lạnh là do việc lưu thông máu không được tốt vì chân là bộ phận xa tim nhất. Lúc này, bạn nên ngâm chân bằng nước ấm để thúc đẩy tuần hoàn máu giúp làm ấm cơ thể. Sau khi ngâm xong, nên lau khô và bọc chân trong một chiếc khăn khô để chân luôn ấm.
Giúp cơ thể được thư giãn
Người thường xuyên mệt mỏi , uể oải cũng có thể dùng liệu pháp này để thư giãn. Ngâm chân trong nước muối giúp cơ thể ấm lên từ bên trong, tuần hoàn máu và sự trao đổi chất cũng trở nên thông suốt đến tất cả các bộ phận trong cơ thể giúp tinh thần thoải mái.
Không nên ngâm chân quá lâu. Tốt nhất chỉ nên ngâm chân trong khoảng thời gian từ 15 – 20 phút. Nếu ngâm chân trong thời gian quá dài máu sẽ lưu thông xuống các chi dưới, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu của tim và não. Mùa đông nếu ngâm chân quá lâu có thể dẫn đến khô da, da bị mẩn ngứa.
Nhiệt độ nước ngâm chân không quá 50 độ C. Nhiệt độ nước ngâm chân quá cao không những gây tổn thương chân mà còn khiến các mạch máu của bàn chân nở rộng, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu, gây bất lợi cho cơ thể.
NHƯ Ý (Tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua