7 cách điều trị tại nhà giúp bé giảm đau do viêm tai
Khi thấy trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ có những biểu hiện như sốt cao; trở nên cáu gắt hơn hoặc kém năng động hơn bình thường; biếng ăn hoặc ăn ít; ói mửa hay tiêu chảy thì nên cho bé đi khám vì rất có thể bé đang vị viêm tai.
Ngoài ra, để hạn chế việc đau nhức khi bị viêm tai, mẹ có thể làm một vài mẹo nhỏ sau đây cho bé:
1. Đắp gạc ấm
Dùng một chiếc khăn mềm ngâm vào nước ấm rồi vắt ráo nước và đặt vào vùng tai đang bị viêm. Khăn ấm sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.
2. Bổ sung thêm nước
Khi trẻ bị đau do viêm tai, bạn nên cho chúng uống nước thường xuyên. Động tác uống và nuốt nước có thể làm vòi nhĩ (phần ống nối giữa hòm tai và họng mũi) mở to ra. Nhờ đó, phần dịch lỏng đang tích tụ trong tai sẽ chảy xuống họng, làm cơn đau giảm nhẹ đi.
3. Dùng thuốc giảm đau hoặc dầu ôliu
Có thể dùng thuốc giảm đau tạm thời cho trẻ hoặc dùng dầu ô liu nhỏ vào vùng tai nhiễm trùng cũng có tác dụng hiệu quả (tuy nhiên cách này nên có sự hướng dẫn cụ thể của bác sĩ)
4. Kê cao đầu khi trẻ nằm
Hãy kê cao phần đầu của trẻ khi chúng nằm. Đây là cách giúp làm giảm áp lực trong tai. Nhờ đó, cơn đau cũng sẽ dịu lại.
5. Khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng
Phần lớn các trường hợp viêm tai đều sẽ tự khỏi trong vài ngày nếu chúng không liên quan đến các căn bệnh nguy hiểm khác. Nếu tình trạng viêm tai kéo dài hơn 1 tuần, bạn cần đưa bé đến khám tại những cơ sở y tế có chuyên khoa tai mũi họng để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và có hướng điều trị phù hợp.
6. Những thực phẩm nên cho bé ăn
- Tăng cá biển, rong biển trong khẩu phần, hay ngay cả với thuốc tảo spirulina để cung cấp iốt, khoáng tố không thể thiếu trong tiến trình hồi phục.
– Xào mềm miếng gan bò với cà rốt hay cà tím để nhờ sinh tố A vừa tăng cường thính lực, vừa bảo vệ lớp niêm mạc lót trong loa tai.
– Dùng dầu hoa hướng dương, dầu đậu nành thay mỡ heo khi xào nấu để ngăn ngừa tình trạng viêm xương chũm nhờ sinh tố D và E trong dầu.
– Bổ sung chất sắt qua rau muống, rau dền để phòng tránh hậu quả ù tai vì thiếu khoáng tố này, nhất là ở người có tiền căn thiếu máu.
– Chọn đậu phọng luộc mềm làm món ăn xế để tiếp tế khoáng tố kẽm, chất thường thiếu trong cơ thể của người có cơ tạng thuộc nhóm dễ hay chóng mặt.
– Thêm chút sinh tố B12 để chống nhức đầu bằng cách dọn cải chua cho thường trên bàn ăn.
7. Không nên cho bé ăn những thực phẩm
– Không nên ăn những món ăn “cứng”, cũng như không nên ăn vặt thường xuyên. Lý do là vì động tác nhai của cơ và khớp hàm, nếu quá thường xuyên, nếu quá mạnh, là yếu tố bất lợi cho tiến trình hồi phục trong loa tai.
– Không ăn các thực phẩm làm tăng đường huyết một cách đột ngột vì có nhiều đường cát hay tinh bột như chè, bánh ngọt, đặc biệt là bánh mì. Không phải vì máu quá ngọt nên… chóng mặt!, mà vì cơ thể phản ứng nhanh trước tình trạng tăng đường huyết bằng cách phóng thích nội tiết tố insulin nhiều hơn bình thường để hạ đường huyết cho mau. Hậu quả ngoài dự kiến là bệnh nhân choáng váng do tụt đường huyết!
– Tương tự như thế, nên tránh các loại trái cây sấy khô như chuối, mít, cam thảo…
Chi Chi (tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Video hot:
[mecloud]sZrpitt4XE[/mecloud]
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua