Dòng sự kiện:

7 căn bệnh bí ẩn nhất thế giới chưa tìm ra phương án điều trị

16:52 04/09/2015
Dưới đây là danh sách 7 căn bệnh hiếm gặp nhất trong những năm gần đây khiến các bác sĩ cũng chưa thể đưa ra chính xác tên cũng như đề xuất phương án điều trị.

 

 

 

Những bệnh nhân này hiện đang phải sống khá chật vật, khổ sở và cũng chưa biết đến bao giờ mình có thể sống lại được cuộc sống bình thường.

1. Bệnh Morgellons

Một số y bác sĩ cho rằng bệnh Morgellons thường xuất hiện ở phụ nữ trung niên, da trắng. Nguyên nhân có thể do các tổ chức bí mật rải vào không khí những hóa chất và chất liệu gây ra sự phản ứng trên cơ thể của người tiếp xúc phải.

Những người mắc căn bệnh này thường mô tả cảm giác có côn trùng hay động vật ký sinh bò ở dưới da, còn tại những vết thương không kín miệng, có những sợi màu xanh dương và trắng, đôi khi to bằng sợi mỳ spaghetti thòi ra, thông tin từ báo Dân Trí.

Những vết thương thường có những hình dạng kỳ quái, còn các sợi có thể xuất hiện riêng lẻ hay... kết với nhau thành bó. Cũng có trường hợp xuất hiện các sợi hay hạt nhỏ màu đen trên da của những người không hề có vết thương hở miệng. Một số bệnh nhân còn cho biết hội chứng bệnh tương tự trên các con vật nuôi của họ, phần lớn là chó và cả mèo, ngựa.

2. Bệnh tụ máu dưới da

Chương trình về những chứng bệnh chưa được chẩn đoán của Viện y tế Quốc gia Hoa Kỳ đã phát hiện được trường hợp thiếu hụt CHST-14 đầu tiên ở Mỹ, gây nên dị tật ở ngón tay cái và bàn chân, cũng như những bọc máu tụ hình thành dưới da của người bệnh.

Bác sĩ Nguyễn Nhật Ninh, chuyên khoa về da liễu cho biết, khi bị chấn thương, các mạch máu nhỏ sẽ bị vỡ, máu thoát ra ngoài, tụ lại dưới da và hình thành nên máu bầm hay còn gọi là xuất huyết dưới da. Hiện tượng này dễ xảy ra sau chấn thương, va chạm, tụ máu sau phẫu thuật, sau tiêm truyền và cũng có khi do các bệnh lý về máu…

Khi nhìn thấy vết bầm tím do tụ máu trên da, bạn cần phải biết rằng máu (chủ yếu là hồng cầu) đã thoát ra khỏi mạch máu và tiếp theo sẽ là hàng loạt các phản ứng nối tiếp nhau một cách nhanh chóng, nhằm tạo ra một nút cầm máu ở tại chỗ bị thương để ngăn ngừa chảy máu tiếp cũng như hàn gắn vết thương, sau cùng lập lại sự lưu thông bình thường. Quá trình trên là sự tương tác rất phức tạp của nhiều yếu tố như thành mạch, tiểu cầu và các yếu tố đông máu.

Nếu nhẹ có thể chườm đá, bôi thuốc. Nặng hơn thì cần phải tới bệnh viện.

3. Hội chứng bụng quả mận ở trẻ em

Hội chứng bụng quả mận ở trẻ em còn được gọi với cái bệnh Tam chứng Eagle-Barret.

Hội chứng này có 3 đặc điểm chính như sau: thiếu các cơ vùng bụng, làm cho phần da trên bề mặt bụng nhăn nheo giống như quả mận khô; tinh hoàn ẩn ở trẻ nam; các vấn đề liên quan tới đường tiết niệu. Theo thống kê, hiện tỷ lệ trẻ em mắc chứng bụng quả mận trên giới là 1/40.000 ca sinh. Nguyên nhân bệnh vẫn chưa được xác định.

Trong một thế kỷ qua, chỉ có 7 bệnh nhân được ghi nhận mắc chứng bệnh này. Theo các nhà khoa học, hiện tượng bệnh này có thể là do “sự vôi hóa động mạch do thiếu hụt CD73”. Trước khi chứng bệnh này được ghi nhận, các nhà khoa học chưa từng nghĩ rằng canxi có thể tích tụ theo cách như vậy trong cơ thể người.

4. Hiện tượng tích tụ canxi bí ẩn ở động mạch và khớp xương

Năm 2011, Chương trình về những chứng bệnh chưa được chẩn đoán của Viện y tế Quốc gia Hoa Kỳ công bố đạt được thành công quan trọng bước đầu trong việc chuẩn đoán và tìm hiểu thêm về tình trạng tích tụ canxi bí ẩn trong các động mạch và khớp xương.

Trong một thế kỷ qua, chỉ có 7 bệnh nhân được ghi nhận mắc chứng bệnh này. Theo các nhà khoa học, hiện tượng bệnh này có thể là do “sự vôi hóa động mạch do thiếu hụt CD73”. Trước khi chứng bệnh này được ghi nhận, các nhà khoa học chưa từng nghĩ rằng canxi có thể tích tụ theo cách như vậy trong cơ thể người.

5. Mù lòa không rõ nguyên nhân

Cô DeGalynn Wade – một luật sư ở Minneapolis, Mỹ - bị mù lòa không rõ nguyên nhân.

Trên cơ thể của cô Wade, các bác sĩ không thể nào tìm thấy bất kỳ triệu chứng nào của những chứng bệnh có thể gây mù lòa. Trong những năm qua, cô Wade đã tìm kiếm sự giúp đỡ từ nhiều tổ chức chữa bệnh trên thế giới song căn bệnh của cô vẫn chưa có lời giải đáp.

6. Hiện tượng không dung nạp môi trường tự phát


Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), những chứng bệnh có thể do tác động phơi nhiễm với nhiều chất hóa học cũng như các trường điện từ phổ biến trong xã hội hiện đại là các chứng bệnh “không dung nạp môi trường tự phát”. Những người được cho là mắc chứng bệnh này được ghi nhận mắc các triệu chứng như mẩn ngứa, đau đầu, suy giảm khả năng tập trung, đau nhức cơ bắp và khớp xương, chóng mặt và buồn nôn.

7. Vi khuẩn kháng thuốc

Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, số lượng những ca bệnh nhân nhập viện do lây nhiễm tụ cầu vàng tăng gấp đôi trong giai đoàn từ 1999 đến 2005. Loại vi khuẩn này đã phát triển một khả năng kháng cự với thuốc penicillin và các loại thuốc kháng vi sinh khác.

Tụ khuẩn cầu được coi là nguyên nhân chính gây ra chứng nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới và nhiễm trùng vùng phẫu thuật, đồng thời là nguyên nhân chủ yếu thứ hai gây ra chứng vãng khuẩn huyết, viêm phổi và nhiễm khuẩn tim mạch.

Ngày càng có nhiều chủng loại vi khuẩn kháng thuốc. Ban đầu chỉ có một loại vi khuẩn kháng thuốc là vi khuẩn tụ cầu vàng Staphylococcus aureus. Nhưng ngày nay đã có nhiều loài vi khuẩn có đặc tính này như trực khuẩn mủ xanh Pseudomonas aeruginosa, vi khuẩn kỵ khí gram dương như Clostridium spp, vi khuẩn viêm màng não Neisseria meningitidis, phế cầu khuẩn...

Sự kháng lại thuốc kháng sinh của vi khuẩn về cơ bản là do gen.

Chi Chi (Tổng hợp)

Nguồn: Người đưa tin

Xem thêm video: [mecloud]BsjHVNclxG[/mecloud]